30/09/2014 11:07 GMT+7

Lạm thu tiền trường: vai trò của hội cha mẹ học sinh?

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - Liệu hội cha mẹ học sinh đã phát huy được vai trò đại diện cho phụ huynh, là câu hỏi được nhiều bạn đọc đặt ra cho câu chuyện lạm thu tiền trường hiện nay.

Tranh minh họa

Bạn đọc Lan tim (baongocdbp@...) khẳng định: Lạm thu trong trường học đã trở thành câu chuyện ngày thường và là nỗi bức xúc của các bậc phụ huynh từ năm này sang năm khác song lại không dễ gì nói ra. Vì một lẽ đương nhiên: con mình đang học ở đó. 

Bởi một thực tế, mà như bạn đọc ĐTTD (thuyduong.do0@...) chỉ ra: Trên thực tế, Ban đại diện cha mẹ học sinh ở nhiều trường học hoàn toàn không rõ vai trò, chức năng cũng như chỗ đứng của mình, họ làm theo "gợi ý", đề nghị của hiệu trưởng nhà trường là chính. Ngành giáo dục đã có thông tư 55 ban hành về Điều lệ hội cha mẹ học sinh nhưng xem ra vẫn chưa giám sát được việc thực hiện đúng tinh thần thông tư ở các trường học. 

Bạn đọc Bố của cu tèo (anbinh2005@...) cũng viết: Hội cha mẹ học sinh chỉ là ban hợp thức hóa tiền quỹ do chính hiệu trưởng chỉ đạo mà thôi. 

Bạn đọc nguyenbang (nguyenbang.thlocian@...) cùng quan điểm: Đúng là thực tế, Ban đại diện cha mẹ học sinh là chỗ dựa để cho nhà trường đặt ra các khoản thu. Giáo viên là người chấp hành thu, còn chi thế nào thì không giáo viên nào được biết. 

Bạn đọc Đặng Thanh Vũ (thanhvudang@...) thậm chí còn viết: Ban đại diện cha mẹ học sinh là những người được các phụ huynh đề cử, thế nhưng khi tiến hành công việc thì họ toàn làm theo ý của nhà trường. Khi phụ huynh cần ban đại diện giúp phản ánh những việc bức xúc diễn ra trong quá trình học tập của con em mình thì không thấy đâu cả. Vậy nên gọi họ là ban đại diện nhà trường thì đúng hơn. 

Cùng chung nhận định có phần gay gắt này bạn đọc Anh Minh (bachdangcc@...): "Nói thật chứ Ban Đại diện cha mẹ học sinh ở lớp toàn là những người đã được chọn sẵn, điều kiện kinh tế có sẵn và sĩ diện thì có thừa. Mỗi lần đi họp phụ huynh đầu năm mà nghe những người này nói riết phát chán nên từ 2 năm nay tôi không đi họp nữa. Giấy báo về nhiêu tiền thì đóng bấy nhiêu, thế là xong. Đỡ mất thời gian lại còn bực mình, để thời gian đó nghỉ ngơi rồi đi cày kiếm tiền đóng cho con còn hơn. 

Bạn đọc Lý Long Thành (longthanh@..) cũng viết rất "nặng": Đa số Hội cha mẹ học sinh chỉ là "Hội Bù Nhìn" vì khoản thu của hội là do nhà trường ĐỊNH MỨC. Hội cha mẹ học sinh chỉ làm theo ý của Ban Giám Hiệu mà thôi. Ở chỗ tôi, quỹ hội năm nào cũng dư vài chục triệu nhưng mức đóng góp cho quỹ hội cứ năm sau cao hơn năm trước. Không biết thu nhiều hơn để làm gì dù chi không hết. 

Bạn đọc minhnhi (60minhnhi@...) lý giải: Vì có ai kiểm toán việc thu chi này đâu. Khi họp thì nêu ra nào là phải sửa cái này cái nọ. Quạt và bóng đèn hư muốn xin phải làm thủ tục khó khăn trong khi học sinh không thể chờ... Nói chung là đủ thứ phải đóng. Ai không nộp thì "muối mặt" với các phụ huynh khác. 

Có đúng là hội cha mẹ học sinh chưa phát huy hết vai trò của mình? Những câu chuyện, kinh nghiệm mà bạn thấy được việc hội cha mẹ học sinh đã đại diện được quyền lợi cho các phụ huynh khác? 

Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online qua địa chỉ [email protected] hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài.

Trân trọng cảm ơn!

Tuổi Trẻ Online

TTO tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar