28/05/2019 19:37 GMT+7

Làm sao tận dụng ưu đãi từ quốc gia có 3 hiệp định thương mại chung?

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Việt Nam đã ký kết và triển khai 10 Hiệp định tự do thương mại (FTA) với các nước. Ngoài các FTA mang tính khu vực, Việt Nam cũng có ký những hiệp định song phương, đa phương với một số quốc gia. Vậy làm sao để được hưởng lợi hết các FTA này?

Làm sao tận dụng ưu đãi từ quốc gia có 3 hiệp định thương mại chung? - Ảnh 1.

Doanh nghiệp đặt câu hỏi tại buổi toạ đàm - Ảnh: N.BÌNH

Ngày 28-5, tại buổi toạ đàm “Chính sách thuế và hải quan khi thực hiện CPTPP” do báo Hải quan tổ chức tại TPHCM, một số doanh nghiệp nêu câu hỏi làm sao để được hưởng lợi thuế suất ưu đãi từ những quốc gia mà Việt Nam đã ký trên một FTA. 

Chẳng hạn hiện với Nhật Bản, Việt Nam có Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), hiệp định ASEAN-Nhật Bản và hiệp định CPTPP. Doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng tốt nhất ưu đãi khi giao thương với Nhật Bản?

Theo ông Vũ Nhữ Thăng, vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tài Chính, hiện nay Việt Nam đã ký kết và triển khai 10 FTA khác nhau. Ngoài hiệp định mang tính khu vực, Việt Nam cũng có ký những hiệp định mang tính song phương như với Hàn Quốc, Chilê hay Nhật Bản. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được lựa chọn hiệp định nào đem lại thuế suất tốt nhất; muốn vậy, doanh nghiệp phải so sánh biểu thuế trước khi khai báo. 

Tuy nhiên, mỗi hiệp định có mỗi quy định quy tắc xuất xứ (form C/O) riêng, doanh nghiệp phải tự tính toán khả năng sản phẩm mình nhập hay xuất khẩu đáp ứng yêu cầu nào để khai báo, không được phép nhập nhằng lấy quy tắc xuất xứ của hiệp định này này lẫn sang quy định của hiệp định khác.

Chẳng hạn hiện với Nhật Bản, doanh nghiệp được lựa chọn hiệp định nào đem lại thuế suất tốt nhất, muốn vậy doanh nghiệp phải so sánh biểu thuế trước khi khai báo.

"Ví dụ doanh nghiệp nhập khẩu sữa từ Nhật Bản, sẽ có áp dụng ba loại thuế của ba FTA khác nhau. Muốn hưởng thuế suất nhập khẩu thấp nhất trong ba FTA đó thì doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc trong xuất xứ của hiệp định mà mình chọn", ông Thăng cho biết.

Cũng tại toạ đàm, đại diện Bộ Tài chính cho biết hiện nghị định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CPTPP đã được trình lên Chính phủ và dự kiến sẽ được ban hành vào đầu tháng 6 tới. Khi đó, các doanh nghiệp đã có tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu vào các nước thành viên CPTPP sẽ được hưởng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt từ ngày 14-1-2019. 

Biểu thuế sẽ có lộ trình 4 năm, từ 2019-2022, đây là khoảng thời gian tương đối hợp lý cho doanh nghiệp lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Muốn được hưởng lợi, các doanh nghiệp cần lưu ý xem nước mà mình xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá đã thực thi hiệp định CPTPP hay chưa. Đến thời điểm hiện tại, ngoài Việt Nam thì mới chỉ có 6 nước phê chuẩn và thực thi hiệp định này. Do đó, các doanh nghiệp chỉ được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá với 6 nước này. 

"Trong thời gian tới, nếu có thêm các nước khác phê chuẩn và thực hiện CPTPP thì Bộ Tài chính sẽ công bố lộ trình đối với các nước này, ví dụ như Malaysia, Bruney, Peru…", đại diện Bộ Tài chính cho biết. 

Trong 11 quốc gia thành viên thuộc khối CPTPP, Việt Nam đã ký kết FTA song phương với 7 nước, trong đó có 4 nước có kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với Việt Nam tương đối cao, đạt gần 7 tỉ USD. Với các nước chưa ký kết FTA song phương như Canada hay Mexico, kim ngạch xuất khẩu cũng tương đối khá lần lượt là 4,6 tỉ USD và 3,4 tỉ USD, tính đến năm 2018.

N.BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Rà soát, gỡ vướng cho dự án tổ hợp khách sạn, thương mại FLC tại Gia Lai

Dự án tổ hợp khách sạn, thương mại và nhà phố thương mại của Tập đoàn FLC đầu tư dở dang tại phường Diên Hồng, tỉnh Gia Lai, đang được chính quyền rà soát để tìm giải pháp gỡ vướng.

Rà soát, gỡ vướng cho dự án tổ hợp khách sạn, thương mại FLC tại Gia Lai

Công ty của ông Đặng Thành Tâm nắm quyền kiểm soát Trump International Việt Nam

Một công ty con của ông Đặng Thành Tâm đã góp 99% vốn điều lệ thành lập CTCP Trump International Việt Nam.

Công ty của ông Đặng Thành Tâm nắm quyền kiểm soát Trump International Việt Nam

Chiếu sáng thông minh: giải pháp sống xanh truyền cảm hứng

Không chỉ là ánh sáng, Signify tạo nên trải nghiệm sống xanh, kết nối và cá nhân hóa thông qua thiết bị chiếu sáng thông minh hiện đại.

Chiếu sáng thông minh: giải pháp sống xanh truyền cảm hứng

Công ty gánh lỗ lũy kế vài trăm tỉ, chủ tịch xin từ chức vì lý do sức khỏe

Ông Nguyễn Văn Hợp, chủ tịch HĐQT Haforexim (sinh năm 1957), cho biết lý do rút lui khỏi công ty vì sức khỏe không đảm bảo.

Công ty gánh lỗ lũy kế vài trăm tỉ, chủ tịch xin từ chức vì lý do sức khỏe

Tin tặc bất ngờ tấn công mạnh vào nhà máy, công trình xây dựng

Các vụ tấn công vào máy tính được sử dụng trong hệ thống điều khiển công nghiệp tại các công trình xây dựng và nhà máy, đang gia tăng mạnh.

Tin tặc bất ngờ tấn công mạnh vào nhà máy, công trình xây dựng

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Mỹ đồng hành để Việt - Mỹ sớm đạt thỏa thuận cụ thể về thuế quan

Chiều 11-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC).

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Mỹ đồng hành để Việt - Mỹ sớm đạt thỏa thuận cụ thể về thuế quan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar