06/06/2019 11:05 GMT+7

Làm sao nhận biết người già bị gãy xương khớp háng?

BSCKII. TRẦN ĐĂNG KHOA (TRƯỞNG KHOA PHẪU THUẬT CHI DƯỚI, BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TP.HCM)
BSCKII. TRẦN ĐĂNG KHOA (TRƯỞNG KHOA PHẪU THUẬT CHI DƯỚI, BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TP.HCM)

TTO - Người cao tuổi rất dễ bị các chấn thương xương khớp như: gãy xương đùi, xương khớp háng… Nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tính mạng.

Làm sao nhận biết người già bị gãy xương khớp háng? - Ảnh 1.

Ảnh X-quang một khớp háng vừa được thay bằng khớp nhân tạo

Nhiều yếu tố nguy cơ

Gãy xương vùng khớp háng ở người cao tuổi, bao gồm gãy cổ xương đùi và gãy vùng mấu chuyển, là một trong những ca gãy xương thường gặp do tai nạn sinh hoạt, đặc biệt là do té ngã khi di chuyển. Các loại gãy xương này chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại gãy xương ở người cao tuổi.

Gãy xương khớp háng ở người cao tuổi là chấn thương gãy xương nghiêm trọng với nhiều biến chứng nặng có thể đe doạ tính mạng hoặc ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau gãy xương.

BSCKII Trần Đăng Khoa, trưởng Khoa phẫu thuật chi dưới, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. HCM - Tổng thư ký Hội Thay khớp TP.HCM

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương ở người cao tuổi, chẳng hạn như chất lượng xương kém, tình trạng loãng xương, đôi khi chỉ là "té ngã - chạm nhẹ mông xuống đất" cũng có thể dẫn đến chấn thương và gãy xương.

Những người có các bệnh lý đi kèm như cao huyết áp, các bệnh lý khớp, rối loạn thăng bằng, thị lực giảm sút... hay các yếu tố khách quan như: sàn nhà - sàn vệ sinh trơn trượt; đôi dép không phù hợp dễ trơn trượt; trang phục quá dài, vướng víu; dây điện của các thiết bị điện mắc ngang vướng lối đi… dễ dẫn đến té ngã và gãy xương ở người cao tuổi.

Người cao tuổi không được trang bị dụng cụ hỗ trợ như: gậy, khung hỗ trợ di chuyển cũng là những nguyên nhân dẫn đến té ngã thường gặp ở người cao tuổi. Kiểm soát được những yếu tố "nguy cơ" trên, chúng ta có thể hạn chế nguy cơ té ngã và gãy xương ở người cao tuổi một cách đáng kể.

Bên cạnh đó, cần quan tâm các vấn đề nhằm hạn chế nguy cơ gãy xương ở người cao tuổi như dinh dưỡng, hạn chế tối đa rượu và thuốc lá… Chế độ dinh dưỡng cần đầy đủ, hợp lý kết hợp chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp, đặc biệt bổ sung đầy đủ Calcium và Vitamin D để đạt được khối lượng xương đỉnh khi còn trẻ… 

Người cao tuổi khi sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý tồn tại (nếu có) cần theo đúng hướng dẫn của y bác sĩ để tránh những tác hại không mong muốn lên chất lượng xương. Đồng thời, khi gặp vấn đề về xương cần đến đúng cơ sở y tế, chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

Làm sao nhận biết người già bị gãy xương khớp háng? - Ảnh 3.
Làm sao nhận biết người già bị gãy xương khớp háng? - Ảnh 4.

Hai vị trí gãy thường gặp ở khớp háng

Nhận diện gãy xương vùng khớp háng ở người cao tuổi

Đôi khi những dấu chứng rất "mờ nhạt", thậm chí bệnh nhân không "nhớ" rằng mình đã có té ngã do nghĩ rằng đó là một chấn thương nhỏ, nhẹ nhàng… 

Nhưng thường thì bệnh nhân có những dấu hiệu khi gãy xương sau: không thể đứng dậy, không thể tiếp tục di chuyển ngay sau té. Đau vùng háng, đôi khi bệnh nhân chỉ ghi nhận đau vùng gối cùng bên; không chịu lực được trên chân đau; sưng đau, hạn chế cử động vùng háng; ngắn chân bên đau so bên đối diện; bàn chân bên đau xoay ngoài nhiều hơn so với bên đối diện…

Theo đó, việc phẫu thuật điều trị gãy xương vùng khớp háng ở bệnh nhân cao tuổi đang được xem là một ưu tiên lựa chọn với mục đích nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cao tuổi sau gãy xương. Đặc biệt vấn đề chẩn đoán và điều trị đúng chỉ định giúp bệnh nhân tránh tốn kém không cần thiết nhưng vẫn phục hồi tốt hòa nhập cộng đồng cũng là vấn đề người bệnh cần quan tâm.

Thông thường, với phương tiện chẩn đoán bằng X-quang kết hợp lâm sàng, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán xác định gãy xương vùng khớp háng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đường gãy nhỏ, các bác sĩ có thể sử dụng thêm các phương tiện chẩn đoán cao cấp như CT scan, Bone scan…

Tuy nhiên, phẫu thuật ở bệnh nhân cao tuổi, thường có nhiều bệnh lý nội khoa đi kèm như bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, tình trạng xơ vữa thành mạch, bệnh lý huyết khối… và tình trạng loãng xương ở nhiều mức độ khác nhau luôn là một thử thách lớn cho cả đội ngũ phẫu thuật và hồi sức.

TTO - Trước đây, để thay khớp háng, bác sĩ phải cắt cơ bao quanh khớp. Điều này làm khớp háng dễ trật. Với phương pháp hiện đại, bác sĩ không còn cắt cơ quanh khớp và bệnh nhân có thể đi lại ngay hôm sau.

BSCKII. TRẦN ĐĂNG KHOA (TRƯỞNG KHOA PHẪU THUẬT CHI DƯỚI, BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar