13/10/2016 11:14 GMT+7

Làm sao chặn con đường “nhất hậu duệ...”?

VŨ TRUNG KIÊN
VŨ TRUNG KIÊN

TTO - Câu chuyện “Cha làm chi cục trưởng, con làm phó” đăng Tuổi Trẻ ngày 12-10 làm người đọc nhớ lại nhiều chuyện tương tự. Làm sao để chặn con đường "nhất hậu duệ..."?

Trước đó, báo chí phản ánh nhiều họ hàng của bí thư tỉnh ủy một tỉnh vùng cao nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy tỉnh này đã khiến dư luận phản ứng gay gắt.

Hay ngay giữa thủ đô Hà Nội cũng một huyện có 13 phòng thì có 10 người là anh em họ hàng với bí thư huyện ủy

Ở một đơn vị nọ thì chồng quy hoạch vợ làm lãnh đạo; ở một huyện xa xôi Thừa Thiên - Huế thì việc nắm giữ nhiều vị trí lãnh đạo của huyện đều là anh em rể của nhau...

Tất cả những câu chuyện bổ nhiệm cán bộ này đều được giải thích là “đúng quy trình”. Chỉ có điều lạ là sao các quy trình này thật thông minh, cứ đi thẳng vào người nhà lãnh đạo?

Hay đó là câu chuyện đã được dân gian truyền tụng lâu nay với kiểu bổ nhiệm cán bộ theo “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư mới đến trí tuệ”?

Những lãnh đạo mới của đất nước đã và đang có những tuyên bố mạnh mẽ về chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ.

Đặc biệt, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ được Quốc hội khóa XIV bầu và phê chuẩn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý chín vấn đề đặc biệt quan tâm, trong đó có vấn đề về công tác cán bộ với yêu cầu rất mạnh mẽ: “Chúng ta tìm người tài chứ không tìm người nhà”.

“Bịt, chặn” kiểu quy hoạch cán bộ theo “nhất quan hệ...” cũng không phải là chuyện không làm được. Trên thế giới, câu chuyện truyền thống làm lãnh đạo của các gia tộc không phải là hiếm.

Gia tộc Nehru - Gandhi ở Ấn Độ nhiều đời làm lãnh đạo, gia tộc Kennedy tại Mỹ cũng vậy. Đến vị thủ tướng của Singapore hiện nay cũng là con trai của nhà lập quốc Lý Quang Diệu...

Yếu tố về truyền thống gia đình là những điều kiện, xúc tác thuận lợi, thế nhưng gần như những vị lãnh đạo này phải luôn phấn đấu bằng năng lực thật sự của bản thân, được xã hội chấp nhận thông qua con đường tranh cử dân chủ.

Vậy nên, cần chiến lược lâu dài và quyết liệt để thay đổi tận gốc rễ việc quy hoạch, bổ nhiệm như hiện nay, theo hướng cần phải dân chủ, công khai, minh bạch, có tranh cử thật sự dân chủ.

“Chúng ta tìm người tài chứ không tìm người nhà”, tuyên bố này của Thủ tướng phải trở thành hành động của cả hệ thống chính trị hiện nay khi mà “căn bệnh nhất hậu duệ...” này đã đến hồi phát tác khó chữa.

VŨ TRUNG KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện gốc gỗ sưa khủng dưới suối, đầu nậu chưa kịp mua thì bị thu hồi

Một gốc gỗ sưa lớn được người dân phát hiện bị vùi lấp nhiều năm dưới lòng suối. Đầu nậu đến tiếp cận để mua nhưng kiểm lâm phát hiện và thu hồi.

Phát hiện gốc gỗ sưa khủng dưới suối, đầu nậu chưa kịp mua thì bị thu hồi

Cán bộ phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Đó là đề xuất của Đà Nẵng. Theo đó sẽ xếp cán bộ phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính vào nhóm ưu tiên mua nhà ở xã hội.

Cán bộ phải di chuyển chỗ ở do sắp xếp đơn vị hành chính được ưu tiên mua nhà ở xã hội

Không nên tăng phạt giao thông lên 200 triệu đồng, chỉ mong phạt đúng và đủ

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là vấn đề mà rất nhiều người dân quan tâm.

Không nên tăng phạt giao thông lên 200 triệu đồng, chỉ mong phạt đúng và đủ

Mỏi mòn chờ khám bệnh bảo hiểm y tế, gian nan đòi tiền bảo hiểm tai nạn

Khám BHYT xếp hàng từ sớm, trưa chưa tới lượt; Gian nan đòi bảo hiểm tai nạn điện… là những vấn đề được nhiều bạn đọc phản hồi tuần qua.

Mỏi mòn chờ khám bệnh bảo hiểm y tế, gian nan đòi tiền bảo hiểm tai nạn

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Đề xuất phạt tiền gấp đôi vi phạm ở 6 thành phố lớn: Cân bằng giữa nghiêm minh và nhân văn

Đề xuất tăng mức xử phạt tiền gấp đôi với nhiều vi phạm tại 6 thành phố lớn có nhiều điểm phù hợp, nhưng cũng còn những băn khoăn.

Đề xuất phạt tiền gấp đôi vi phạm ở 6 thành phố lớn: Cân bằng giữa nghiêm minh và nhân văn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar