18/01/2013 07:31 GMT+7

Làm rõ quyền bầu cử, ứng cử của kiều bào

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TT - Chiều 17-1 tại trụ sở Ủy ban Trung ương MTTQ VN, hội nghị lấy ý kiến đại diện người VN định cư ở nước ngoài góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (gọi tắt là dự thảo) được tổ chức với sự tham gia của nhiều đại diện kiều bào.

Phóng to
Bà Phan Bích Thiện (Việt kiều Hungary) phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN tổ chức ngày 17-1 Ảnh: Lê kiên

Bà PHAN BÍCH THIỆN (Hungary):

Cần làm rõ quyền bầu cử, ứng cử

Tôi xin góp ý thêm một số nội dung. Thứ nhất, tôi đề nghị làm rõ hơn vai trò của MTTQ VN trong Hiến pháp, không chỉ là một điều như dự thảo mà cần thành một chương, quy định rõ quyền phản biện xã hội thế nào, vai trò đại đoàn kết toàn dân tộc ra sao? Thứ hai, dự thảo viết “công dân VN là những người có quốc tịch VN”, điều này có nghĩa người VN ở nước ngoài có quốc tịch VN cũng là công dân VN và không bị phân biệt; dự thảo cũng quy định công dân VN từ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử. Như vậy, chiếu theo các quy định trên thì công dân VN ở nước ngoài cũng có quyền bầu cử, ứng cử, nhưng trên thực tế các quyền này chưa được thực hiện. Tôi đề nghị cụ thể hóa vấn đề này trong Hiến pháp. Dự thảo cũng quy định người VN ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc VN và việc chúng tôi được mời về đây góp ý cho dự thảo Hiến pháp đã chứng tỏ điều đó, vậy một khi đã được coi là bộ phận không thể tách rời và là những công dân bình đẳng thì phải tính đến quy định được bầu cử, ứng cử.

Ông LÊ VĂN TÂM (Nhật Bản):

Chế tài những vi phạm các quyền tự do cơ bản

Dự thảo tiếp tục ghi nhận và thể hiện các quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Là người luôn theo dõi các vấn đề trong nước qua báo chí, tôi có suy nghĩ rằng quy định như vậy là chưa cụ thể, nhiều khi gây khó khăn cho quản lý của Nhà nước và gây khó khăn cho người dân. Tôi đề nghị bổ sung các biện pháp chế tài, nghiêm cấm mọi vi phạm đến các quyền tự do cơ bản đó. Việc bảo hộ, đảm bảo thực thi những quyền tự do cơ bản của công dân có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển đất nước dân chủ, công bằng, văn minh.

Ông BÙI ĐÌNH DĨNH (Liên bang Nga):

Không thể cấm trục xuất công dân có quốc tịch khác

Khoản 2, điều 18 của dự thảo quy định “công dân VN không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN giao nộp cho nhà nước khác”. Tôi từng là người chắp bút dự thảo Luật quốc tịch đầu tiên của VN nên tôi nghiên cứu rất sâu vấn đề này. Tôi thấy dự thảo viết như vậy là chưa giải thích được cho trường hợp sau: một công dân VN có quốc tịch nước ngoài, tức là đồng thời có hai quốc tịch (hiện nay có hàng triệu người), người ta có gia đình và tài sản ở nước ngoài, vi phạm pháp luật nước ngoài nhưng chạy trốn ở VN, khi đó nước ngoài yêu cầu giao nộp mà chúng ta không giao nộp thì sẽ gây khó khăn cho chính công dân đó và cũng gây khó khăn cho quan hệ đối ngoại. Quy định như trong dự thảo cũng không phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Vì vậy, tôi đề nghị chỉ nên quy định công dân VN không có thêm quốc tịch khác thì không thể bị trục xuất giao nộp cho nước ngoài.

Ông NGUYỄN HOÀI BẮC (Canada):

Bình đẳng với công dân trong nước

Tôi ủng hộ quan điểm được ghi trong dự thảo là “người VN ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc VN”. Tôi đề nghị bổ sung cụm từ “người VN ở nước ngoài đầu tư trực tiếp tại VN theo quy định của pháp luật là người được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như công dân VN”. Hiến pháp ghi “không thể tách rời” nhưng rất nhiều người mang công, mang của, đầu tư chất xám tại quê hương nhưng họ vẫn chưa được tham gia bầu cử, từ HĐND cấp xã chứ chưa kể đến những tổ chức khác. Tôi đã đầu tư về VN cách đây 20 năm, nhiều người đầu tư những dự án dài 50 năm, có nghĩa là họ trở lại, muốn gắn bó trọn đời với quê hương, vậy tại sao họ chưa có quyền thật sự bình đẳng với công dân sống ở VN?

Ông TÀI PHƯƠNG (Hoa Kỳ):

Bảo hộ quyền lợi người VN ở nước ngoài

Tôi đã sống 30 năm ở nước ngoài, tôi rất thấm thía và ủng hộ quy định “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người VN ở nước ngoài gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc VN, giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”.

Để phát huy nguồn lực người VN ở nước ngoài, đặc biệt là với các thế hệ thứ hai, thứ ba thì Hiến pháp rất quan trọng để họ soi vào mà phấn đấu. Tôi xin gợi ý dự thảo nên có thêm quy định “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người VN định cư ở nước ngoài” và quy định rõ “Nhà nước bảo hộ người VN định cư ở nước ngoài nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, đầu tư phát triển xây dựng đất nước”.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiều bào từ TP.HCM trồng cây, nhớ ơn Bác Hồ

Sáng 19-5, kiều bào cùng thân nhân chung tay trồng 30 cây giáng hương tại Khu di tích Láng Le - Bàu Cò.

Kiều bào từ TP.HCM trồng cây, nhớ ơn Bác Hồ

681 người Việt bị Myanmar trục xuất sẽ về nước theo cách nào?

Ông Lương Thanh Quảng - phó cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), đã trả lời phỏng vấn về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Myanmar.

681 người Việt bị Myanmar trục xuất sẽ về nước theo cách nào?

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp cộng đồng người Việt tại Belarus

Gặp cộng đồng người Việt Nam tại Belarus, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con gắn kết với quê hương.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp cộng đồng người Việt tại Belarus

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về tình hình an ninh

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ thiết lập đường dây nóng bảo hộ công dân với số điện thoại 91 7042035588 và tổng đài bảo hộ công dân 84 981848484.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về tình hình an ninh

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 6-5, đánh giá sơ bộ vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan cho thấy nhiều khả năng đây là tai nạn do ngộ độc.

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar