11/08/2024 10:26 GMT+7

Làm rõ nguyên nhân bò chết sau tiêm vắc xin

Sự việc hàng trăm con bò sữa chết bất thường sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục tại tỉnh Lâm Đồng đã gây ra làn sóng lo ngại trong cộng đồng chăn nuôi về độ an toàn của vắc xin.

Người dân ở Lâm Đồng chở bò sữa chết bất thường sau khi tiêm vắc xin đi tiêu hủy - Ảnh: M.V.

Người dân ở Lâm Đồng chở bò sữa chết bất thường sau khi tiêm vắc xin đi tiêu hủy - Ảnh: M.V.

Sự cố này một lần nữa đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam trong kiểm soát dịch bệnh.

Bộ NN&PTNT vào cuộc

Ngày 10-8, ông Phùng Đức Tiến, thứ trưởng Bộ NN&PTNT, đã có chuyến thị sát tại các vùng chăn nuôi bò sữa ở huyện Đức Trọng và Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, nơi xảy ra hiện tượng bò chết hàng loạt sau khi tiêm vắc xin. Cùng đi với ông có các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa.

Sau khi kiểm tra thực tế tại chuồng trại và tình trạng lâm sàng của những con bò đang suy yếu, ông Tiến đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng.

Thứ trưởng nhận định mặc dù chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân, nhưng có thể thấy các con bò chết đều có triệu chứng tiêu chảy. Ông yêu cầu Cục Thú y khẩn trương hoàn thiện phác đồ điều trị chính thức cho bò sữa bị tiêu chảy và làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trên hàng loạt con bò sữa.

Ông Nguyễn Ngọc Phúc, phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: "Qua so sánh ngắn ngày thì hiện tượng bò chết có xu hướng giảm dần, chúng tôi đang tiếp tục theo dõi sát sao tình hình, lập sơ đồ theo dõi để kịp thời xử lý, báo cáo. Nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân, và xử lý bò bị chết đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh".

Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan trung ương, doanh nghiệp đầu ngành về chăn nuôi cam kết sẽ hỗ trợ vật tư y tế, thuốc men cho tỉnh Lâm Đồng để điều trị cho những con bò bị bệnh. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh việc cần xác định rõ nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ để làm cơ sở cho việc đền bù hoặc hỗ trợ thiệt hại cho người dân sau này.

Người chăn nuôi lo lắng

Để đảm bảo tính chính xác trong quá trình điều tra, các cơ quan chuyên môn được yêu cầu lấy thêm mẫu xét nghiệm đối với bò còn khỏe, bò chưa tiêm vắc xin viêm da nổi cục, và cả những con bò đã tiêm nhưng chưa chết. Bộ NN&PTNT cam kết sẽ công bố nguyên nhân chính thức sau khi có kết luận đầy đủ.

Khảo sát một số trang trại chăn nuôi và hiệp hội ngành nghề, sự cố này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi mà còn làm dấy lên những lo ngại về độ an toàn và hiệu quả của vắc xin.

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự cố liên quan đến vắc xin trong ngành chăn nuôi Việt Nam. Cách đây hai năm, việc heo chết sau khi tiêm vắc xin dịch tả heo châu Phi đã khiến người chăn nuôi trở nên e dè với việc sử dụng vắc xin.

Ông Bùi Niệm, một thú y viên có gần 20 năm kinh nghiệm ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, chia sẻ về khó khăn trong việc thuyết phục người dân tiêm phòng vắc xin cho gia súc.

"Trâu, bò thì tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, còn heo thì tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, dịch tả heo châu Phi. Nhưng tỉ lệ gia súc được tiêm rất thấp. Thứ nhất, do giá cả thịt heo, thịt bò thấp, chi phí đầu vào cao nên họ không tái đàn.

Ngoài ra, còn có tâm lý lo ngại khi tiêm vắc xin cho heo, bò vì có sự cố đã xảy ra. Đa số, người ta né mặt đoàn tiêm phòng hoặc tìm lý do để từ chối tiêm", ông Niệm nói.

Ông Nguyễn Anh Phương, một người chăn nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai, bày tỏ những lo ngại của mình: "Tôi nuôi heo và tái đàn liên tục. Vì vậy, tôi tuân thủ lịch tiêm phòng vắc xin, từ tiêm sắt, tiêm bệnh cầu trùng, bệnh suyễn, bệnh Ecoli, dịch tả heo, tai xanh... nói chung là tiêm đầy đủ từ lúc heo nhỏ đến trưởng thành.

Nhưng mà hơn một lần xảy ra sự cố khó quên, không những tôi mà nhiều người nuôi thấy hoang mang về tính hiệu quả của vắc xin. Đây là khó khăn lớn vì nhu cầu vắc xin với người chăn nuôi quy mô là rất cần thiết. Sợ nhất là rủi ro vì tổn thất vô cùng lớn".

Vắc xin vẫn là giải pháp tốt nhất để phòng bệnh

Các chuyên gia thú y và lãnh đạo ngành chăn nuôi vẫn khẳng định phòng bệnh cho vật nuôi thì vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất. Trong khi chờ điều tra nguyên nhân bò chết, các chuyên gia đã đưa ra một số đề xuất nhằm khôi phục niềm tin của người dân đối với vắc xin và đảm bảo an toàn cho đàn gia súc.

Theo lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi ở vùng Đông Nam Bộ, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ rủi ro khi tiêm phòng.

"Khi Việt Nam đã chính thức sản xuất được vắc xin thương mại đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài sáu tháng. Nhưng tiêm vào lại có sự cố, tôi nghĩ Nhà nước cũng cần sớm đưa ra cơ chế, chính sách hỗ trợ rủi ro khi tiêm phòng.

Có như vậy không những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà những hộ chăn nuôi lớn mới tự tin tiêm cho những đàn lớn, những thiệt hại về kinh tế như có cái "phao". Còn giải pháp khác để phòng bệnh thì không có gì hơn vắc xin", vị này nói.

Ông Nguyễn Trí Công, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nhấn mạnh rằng dù dịch bệnh xảy ra nhiều trong thời gian qua, đặc biệt là các tháng gần đây do yếu tố thời tiết giao mùa, nhưng vẫn có nhiều trường hợp người nuôi chưa chọn tiêm vắc xin dịch tả heo châu Phi. Ông cho rằng nguyên nhân chính là do nhiều người nuôi chưa có niềm tin vào vắc xin nội.

Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các nhà sản xuất vắc xin và cộng đồng chăn nuôi. Việc tăng cường nghiên cứu, kiểm tra chất lượng vắc xin, cũng như minh bạch hóa quy trình sản xuất và kiểm định là rất quan trọng. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ, bảo hiểm cho người chăn nuôi khi xảy ra rủi ro liên quan đến vắc xin.

Ngoài ra, công tác truyền thông, giáo dục về tầm quan trọng của vắc xin trong phòng chống dịch bệnh cần được đẩy mạnh. Việc chia sẻ thông tin minh bạch về các trường hợp thành công trong sử dụng vắc xin, cũng như cách xử lý khi có sự cố xảy ra, sẽ giúp tăng cường niềm tin của người dân.

Cuối cùng, việc xây dựng một hệ thống giám sát và phản hồi hiệu quả sau khi tiêm vắc xin cũng rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra mà còn cung cấp dữ liệu quý giá cho việc cải tiến và phát triển vắc xin trong tương lai.

Theo thông tin từ người dân, loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh viêm da nổi cục cho bò trong thời gian qua là NAVET-LPVAC, do Công ty cổ phần Thuốc thú y trung ương Navetco sản xuất.

Tính đến 9h ngày 10-8, có thêm 578 con bò sữa mắc bệnh tiêu chảy, trong đó 9 con đã chết. Tổng cộng, tại 2 huyện Đức Trọng và Đơn Dương đã có 4.495 con (bê, bò sữa) của 237 hộ trên địa bàn 6 xã bị bệnh, với 181 con bị chết (Đức Trọng: 42 con, Đơn Dương: 139 con).

Bò sữa chết bất thường sau tiêm vắc xin: Bò vẫn tiếp tục chết, lập phác đồ điều trị chuẩn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập phác đồ chuẩn để hỗ trợ nông dân vùng có bò sữa chết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo mưa dông 50mm tại TP.HCM, đề phòng gió giật cấp 7

Do ảnh hưởng rãnh áp thấp nên thời tiết TP.HCM đang chuyển mưa dông, đề phòng gió giật mạnh.

Cảnh báo mưa dông 50mm tại TP.HCM, đề phòng gió giật cấp 7

Sáp nhập tỉnh, đề xuất người có nhà riêng cách nơi làm việc hơn 30km được mua nhà ở xã hội

Người được hưởng chính sách đã có nhà ở (đứng tên riêng) nhưng nhà đó cách nơi làm việc hơn 30km vẫn được mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Sáp nhập tỉnh, đề xuất người có nhà riêng cách nơi làm việc hơn 30km được mua nhà ở xã hội

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Nam shipper bị đánh tới tấp ở Thủ Đức chỉ vì mâu thuẫn vụ giao đơn hàng 64.000 đồng

Nam shipper bị người đàn ông hành hung trước một chung cư ở TP Thủ Đức, trước đó có mâu thuẫn liên quan tiền cước.

Nam shipper bị đánh tới tấp ở Thủ Đức chỉ vì mâu thuẫn vụ giao đơn hàng 64.000 đồng

Xe chở cột bê tông quá tải làm cầu sụp xuống sông

Xe tải có cần cầu chở cột bê tông qua cầu sắt, do tải trọng quá nặng nên khi đi đến giữa, cây cầu bị rung lắc và sụp xuống sông.

Xe chở cột bê tông quá tải làm cầu sụp xuống sông

Phát quang, nạo vét tuyến kênh Tân Trụ và Hy Vọng

Ngày 20-5, thông tin từ UBND phường 15 (quận Tân Bình) cho biết đang triển khai phát quang tuyến kênh Tân Trụ và Hy Vọng. Trong đó kênh Tân Trụ dài khoảng 1,15km, kênh Hy Vọng dài khoảng 1,25km.

Phát quang, nạo vét tuyến kênh Tân Trụ và Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar