08/03/2023 08:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Làm nội tướng, đừng làm bà nội trợ

Phụ nữ hôm nay lấy chồng sẽ ở nhà chăm sóc gia đình, được không? Câu hỏi ngay lập tức nhận được những cái lắc đầu vì rằng "dù thế nào cũng cần phấn đấu học và làm, nuôi dưỡng sở thích cá nhân".

Chị Phạm Thị Quỳnh Như (thứ tư, từ trái qua) đi phượt cùng nhóm bạn chung đam mê - Ảnh: NVCC

Chị Phạm Thị Quỳnh Như (thứ tư, từ trái qua) đi phượt cùng nhóm bạn chung đam mê - Ảnh: NVCC

Buổi giao lưu chuyên đề "Bí quyết phát huy vai trò, thế mạnh của phụ nữ để cuộc sống luôn hạnh phúc, thành công" tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM ngay trước ngày 8-3 bỗng hào hứng hẳn, khi TS tâm lý Lý Thị Mai gợi mở nhiều góc nhìn về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hôm nay, làm sao phải nâng tầm kiến thức nhưng vẫn luôn gìn giữ, phát huy truyền thống "giỏi việc nước, đảm việc nhà" của phụ nữ Việt.

Mỗi phụ nữ hãy làm nội tướng, đừng làm bà nội trợ và cần phải chủ động trong công việc để không phụ thuộc vào chồng, nhất là về mặt kinh tế.

TS tâm lý LÝ THỊ MAI

Vị thế phụ nữ

Bà Mai nhắc lại hình ảnh những người bà, người mẹ trước đây bị hạn chế trong việc học, giao tiếp xã hội để nói rằng phụ nữ hôm nay đủ đầy điều kiện càng cần tự tin và biết chăm sóc bản thân tốt hơn. Người phụ nữ hiện đại cần trau dồi kiến thức, yêu quý bản thân và hơn hết hãy dành tình yêu thương cho gia đình, người xung quanh.

"Chính tình yêu thương giúp chúng ta thêm động lực trong cuộc sống, có thể chia sẻ, gánh vác nhiều hơn để cùng xây dựng gia đình hạnh phúc" - bà Mai nói.

Đồng tình, chị Trịnh Thùy Trang (quận 7) cho rằng nhiều phụ nữ ngày nay rất giỏi, có học hàm, học vị hoặc làm chủ doanh nghiệp cả trăm, cả ngàn công nhân. "Vị thế phụ nữ ngày càng được khẳng định nên mỗi chúng ta dù là ai, ở vị trí nào cũng cần học hỏi để ngày càng giỏi giang hơn, góp sức cho gia đình và xã hội nhiều hơn", chị Trang nói.

Đang là nhân viên kế toán, có hai con nhỏ song chị Phạm Thị Quỳnh Như (TP Thủ Đức) vẫn theo học văn bằng 2 ngành luật. Hai vợ chồng ở riêng, không có ông bà nội, ngoại bên cạnh, ông xã hỗ trợ bằng việc nhận đưa đón con đi học, nấu ăn và chăm con sau giờ làm. Mỗi tuần, chị lên lớp ba buổi tối, chưa kể còn phải thi vào cuối tuần. Và chị đã tốt nghiệp văn bằng 2 như mục tiêu.

Đây cũng là lối sống khá cởi mở của không ít gia đình trẻ hiện nay. Họ sẵn sàng tạo điều kiện để người phụ nữ trong nhà học tập nâng cao trình độ, chuyên môn để phát triển bản thân.

Được sống cùng đam mê

Từ thời chưa lấy chồng, chị Như thích đi phượt các vùng quê của đất nước, đặc biệt mê mẩn khám phá những cung đường vùng cao phía Bắc. Đến khi lấy chồng, sinh con, lại được ông xã ủng hộ nhiệt tình, chị chưa bao giờ phải từ bỏ đam mê của mình. Hai con đi mẫu giáo, chị Như dò ý ông xã về chuyến đi phượt với nhóm bạn.

"Lúc đầu nghe mình nói đi phượt Hà Giang vài ngày, ảnh im im. Vậy mà bữa sau nhắn tin "Anh mua tặng áo ấm để em đi phượt cùng đồng bọn". Biết mình đi vào mùa lạnh, ảnh lên mạng đặt mua áo ấm nghĩa là đồng ý rồi. Đọc tin nhắn của chồng xong là lo đặt vé cho chuyến đi mơ ước liền", chị Như cười.

Mỗi lần đi phượt cũng khoảng năm ngày, có áy náy gì với chồng con không? Chị Như thiệt bụng: "Vợ chồng mình không nghĩ việc chăm con, cơm nước chỉ là của vợ mà việc nhà ai cũng làm được. Đúng là mình may mắn khi ông xã biết nấu ăn, chăm con khéo nên vẫn có thể đi phượt được. Sau mỗi chuyến đi, mình sống tích cực hơn, chăm lo cho gia đình cũng như đi làm vui vẻ hơn".

Cũng đã có hai con nhỏ song chị Ngọc Quý không phải "gác kiếm" niềm đam mê chạy bộ. Anh chồng luôn hỗ trợ vợ nhiệt tình mỗi khi chị tham gia các giải chạy khắp nơi trong nước. Có người nói thấy chị cứ "bỏ chồng, bỏ con" đi hoài nhưng đâu biết ngay lúc chị chinh phục cự ly 42km, chồng và hai con đã đón sẵn ở vạch đích.

"Mình mê chinh phục những cung đường bằng đôi chân, mỗi lần đi giải ông xã đều ủng hộ. Có lần ảnh âm thầm dẫn hai con theo để cổ vũ cho mẹ, niềm vui ấy không gì tả được. Hạnh phúc gia đình giản đơn khi cả nhà cùng vì nhau mà sống", chị Quý bày tỏ.

Theo TS tâm lý Lý Thị Mai, khi mỗi phụ nữ chủ động học tập, nâng cao trình độ, sự hiểu biết của bản thân cũng chính là đang tạo nên thế mạnh cho chính mình, hướng đến cuộc sống chủ động, thành công và hạnh phúc. Khéo léo vun vén gia đình, gìn giữ hình ảnh bản thân luôn gọn gàng, chỉn chu, xinh đẹp.

Cũng vậy, đừng quá xuề xòa ăn mặc hay lời nói khiến phụ nữ kém duyên trong mắt chồng và người xung quanh. "Phụ nữ ngày càng giỏi, toàn diện nhưng cũng nhiều áp lực nên mỗi người hãy thanh lọc trái tim bằng sống yêu thương nhiều hơn", bà Mai nhắn nhủ.

Phụ nữ là nhân tố đặc biệt quan trọng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ

TTO - Đó là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ 13 diễn ra ngày 10-3 tại Hà Nội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar