11/09/2016 09:16 GMT+7

Làm nhiều nghề kiếm tiền đi học

LÊ TRUNG - TẤN LỰC
LÊ TRUNG - TẤN LỰC

TTO - Nhiều tân sinh viên trong chương trình “Tiếp sức đến trường” có điểm chung như thế. Thi đại học xong là tìm việc làm thêm, xoay xở cho khoản tiền nhập học...

* Học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho tân sinh viên Quảng Nam, Đà Nẵng

Cậu học trò Trần Văn Bạn và cha - Ảnh: LÊ TRUNG

“Trường hợp như Hùng Anh thật hiếm hoi. Câu chuyện học tập của Hùng Anh thể hiện nghị lực và tinh thần vươn lên mạnh mẽ, chúng tôi sẽ kết nối chia sẻ câu chuyện với các nạn nhân da cam khác

Bà NGUYỄN THỊ HIỀN (chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng)

Nhường cho chị đi học

Lương Thị Thủy (20 tuổi, thôn Trung Hạ, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) vừa thi đậu vào ngành luật ĐH Đà Lạt. Đã đến hạn vào Đà Lạt nộp hồ sơ nhưng gia đình Thủy vẫn chưa xoay xở đủ số tiền hơn 3 triệu đồng nhập học.

Không ai nói ra, nhưng cả nhà đều lo sợ Thủy sẽ tiếp tục lỡ bước vào ĐH. Mùa thi năm 2014, Thủy đậu vào ngành công nghệ thông tin ĐH Quảng Nam.

Cùng lúc, chị gái Lương Thị Tiểu Lệ thi đậu vào ĐH Sư phạm Đà Nẵng. Gia cảnh nghèo, lo bố mẹ không thể một lúc nuôi hai con vào ĐH, Thủy nuốt nghẹn nhường cho chị sau nhiều đêm thức trắng suy nghĩ.

“So với bạn bè cùng trang lứa, chị Lệ đã trễ con đường học tới hai năm. Hơn nữa, chị ấy học ngành sư phạm sẽ đỡ tốn kém, còn tôi nếu vào trường cũng chưa chắc gì đủ chi phí trang trải tới khi ra trường” - Thủy bồi hồi nhớ lại.

Chia tay giấc mơ giảng đường, Thủy ra Đà Nẵng xin làm công nhân, trải qua nhiều việc từ sơn xịt đồ chơi nhựa đến phụ bán quán mì, trải qua nhiều tủi hổ như không hiểu hết giọng nói khách tứ xứ, nhiều lần bị ông chủ la mắng thậm tệ vì hiểu sai lời khách.

Chưa hết, thấy Thủy xinh đẹp, nhiều vị khách buông lời trêu ghẹo, thậm chí có động tác khiếm nhã khiến bạn hoảng sợ chuyển chỗ làm. Vậy mà cứ ban ngày làm, tối về Thủy lại lấy sách vở ra ôn luyện dưới sự chỉ dạy của chị, nung nấu ước mơ quay lại giảng đường.

“Sau những giờ phút đi làm về, tôi nhớ những ngày đi học. Tôi thèm đi học” - Thủy rơm rớm nước mắt nói.

Ông Lương Quang (bố Thủy) làm phụ hồ ngoài Đà Nẵng. Trong ngôi nhà sơ sài của mình, bà Phùng Thị Hai (mẹ Thủy) bảo lần này dù khó khăn cách mấy cũng ráng cho Thủy vào trường bởi đó là trách nhiệm người làm cha mẹ.

Cha và con không thể bỏ cuộc

Con đường dẫn vào căn nhà xây cũ kỹ của Trần Văn Bạn - lớp 12/1 Trường THPT Trần Cao Vân (TP Tam Kỳ, Quảng Nam), vừa đậu vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM - nằm khuất sâu trong khu nghĩa địa heo hút.

Ông Trần Mến (50 tuổi), cha của Bạn, người gầy gò vì căn bệnh ung thư gan, kể hằng ngày hai vợ chồng làm ruộng kiếm tiền nuôi ba đứa con ăn học.

Mấy tháng nay, Bạn làm việc ở nhiều nơi của TP Tam Kỳ dành dụm tiền học. Lúc chạy bàn nhà hàng, khi thì dựng rạp sân khấu, làm công cho cơ sở thiết kế quảng cáo. Ai gọi việc gì Bạn cũng làm miễn kiếm thêm chút tiền.

Tiền kiếm được, một phần đưa cho mẹ trang trải ăn uống trong nhà, phần còn lại dành dụm cho những ngày học sắp tới.

“Vào Sài Gòn mình sẽ vừa học vừa xin việc làm thêm tự lo cho mình” - Bạn nói.

Ông Mến chia sẻ: “Nhìn con, xót ruột lắm. Căn bệnh hiểm nghèo đã khiến tôi thành gánh nặng cho vợ con. Hai cha con tôi nói với nhau là không thể bỏ cuộc. Tôi cố gắng chữa trị, chiến thắng bệnh tật. Còn con thì nỗ lực học hành”.

Cậu bé da cam vào đại học

Cậu bé da cam đã vào đại học - Ảnh: Đoàn Cường

Nhiễm chất độc da cam, Trương Hùng Anh (ở Điện Phước, Điện Bàn, Quảng Nam) bị bại não bẩm sinh, rối loạn vận động toàn thân, nói năng khó nhọc. Ấy vậy mà cậu học trò Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu (Điện Bàn, Quảng Nam) vừa trở thành tân sinh viên của Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

Cha mẹ của Hùng Anh, ông Trương Phú Một và bà Trần Thị Lệ Hương, đang xếp lại dăm bộ áo quần, che chiếc quạt điện cho thật kỹ để làm hành trang cho chuyến xa nhà đầu tiên của Hùng Anh.

Những năm 1980, đi nghĩa vụ quân sự ba năm trời ở miền rừng rú Quảng Nam, ông Một đâu ngờ mình nhiễm chất độc hóa học. Có ba con thì con trai đầu và đứa út bị nhiễm chất độc da cam. May mắn cô con gái giữa hoàn toàn bình thường và giờ đang là sinh viên ĐH.

Hùng Anh cầm bút và viết rất khó khăn. Cứ sau mỗi buổi học, cậu lại mượn vở của bạn về nhà tối chép lại.

“Nhiều hôm cháu viết nhiều quá sức, tay bị chuột rút cứng đơ” - bà Hương kể. Điều lạ là càng học lên Hùng Anh lại càng sáng và đặc biệt có năng khiếu về các môn tự nhiên.

“Tôi nhớ miết hôm đầu tiên con bước vô cổng trường cấp III, nhìn con đi cà kheo bên bạn bè tung tăng vui đùa, lòng tôi quặn lại” - ông Một nhớ lại.

Suốt các năm học, Hùng Anh chưa bỏ học bữa nào, tối về tự học đến khuya. Thương học trò kiên nhẫn, chịu thương chịu khó, nhiều giáo viên Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu dạy thêm miễn phí cho Hùng Anh. Thậm chí thầy cô còn đưa đón cậu học trò đặc biệt của mình về đến tận nhà.

Nhìn vào học bạ ba năm THPT của Hùng Anh mới thấy đáng khâm phục, điểm tổng kết các môn tự nhiên đều trên 8,0, riêng môn toán hai năm lớp 11, 12 đều trên 9,0.

Ngày thi tốt nghiệp THPT quốc gia vừa qua, Hùng Anh quyết định không trông chờ vào chính sách đặc cách. Cha chở con xuống Hội An dự thi. Và Hùng Anh trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

140.000 đồng tiền thu nhập mỗi ngày từ nghề mộc của ông Một, lo năm miệng ăn và con út đang nằm liệt giường vốn đã rất vất vả, nay thêm chi phí cho Hùng Anh vào ĐH quả là quá sức. Nhưng trong câu chuyện họ không lời kêu than, mà kể hôm chở Hùng Anh vào trường vô tình gặp người cùng quê thương hoàn cảnh đã giới thiệu cho ông Một làm thêm chân bảo vệ.

“Vậy là có thêm nghị lực cùng con đi bốn năm ĐH” - ông Một nói.

ĐOÀN CƯỜNG

Ngày 11-9, chương trình học bổng “Tiếp sức đến trường” của báo Tuổi Trẻ trao 100 suất học bổng (7 triệu đồng/suất, trị giá 700 triệu đồng) cho tân sinh viên vượt khó Quảng Nam và Đà Nẵng.

Tổ chức: Báo Tuổi Trẻ, Tỉnh đoàn Quảng Nam, Sở GD-ĐT Đà Nẵng.

Tài trợ: Câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng” tại TP.HCM.

LÊ TRUNG - TẤN LỰC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’

Câu chuyện một nam sinh Trung Quốc không thể dự kỳ thi tuyển sinh vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội, được nhiều người khen ngợi và kêu gọi đặc cách cho cậu vì phẩm chất tốt đẹp.

Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’

Khai hội Thanh niên công nhân 2025 - lan tỏa năng lượng tích cực

Ngày hội Thanh niên công nhân năm 2025 tại Đồng Nai thu hút hơn 2.000 đoàn viên, thanh niên công nhân tham gia vui chơi sôi nổi.

Khai hội Thanh niên công nhân 2025 - lan tỏa năng lượng tích cực

Giấc mơ an cư của công nhân giữa lòng phố công nghiệp

Sáng đi làm trong nhà máy, tối đi về trong phòng trọ khép kín gần 20m², công nhân chỉ mong có căn nhà nhỏ của riêng mình.

Giấc mơ an cư của công nhân giữa lòng phố công nghiệp

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Có yếu mệt mới nhận ra những ngày không còn yếu mệt là hạnh phúc đến dường nào.

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Khát khao dấn thân cùng đất nước vươn mình

Lễ tuyên dương chính thức 444 đại biểu toàn quốc dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác 2025 do Trung ương Đoàn tổ chức tại TP.HCM.

Khát khao dấn thân cùng đất nước vươn mình

Giải cứu 5 người đi lạc trong núi sâu đêm mưa

Công an Hà Nội giải cứu thành công nhóm 5 người bị lạc trong núi Hàm Lợn. Thời điểm này trời có mưa, địa hình trơn trượt, dốc cao.

Giải cứu 5 người đi lạc trong núi sâu đêm mưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar