30/03/2013 06:49 GMT+7

Lam lũ nuôi con ăn học nên người

TR.ĐĂNG - TIẾN THÀNH
TR.ĐĂNG - TIẾN THÀNH

TT - Ruộng ít, con đông, khó khăn chất ngất, hết làm đồng là tất bật chạy chợ, cày thuê, cuốc mướn, vất vả nhọc nhằn nhưng trong lòng họ luôn cháy bỏng mơ ước nuôi con ăn học nên người...

Phóng to
Bà Lê Thị Bài (61 tuổi) vẫn ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời trên ruộng đồng kiếm lúa gạo nuôi con ăn học - Ảnh: Tiến Thành

Khát vọng ấy là điểm chung nhất của các hộ nông dân Bình Định được nhận trợ vốn chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường 2013” năm nay.

“Mẹ ơi, đừng cho con nghỉ học!”

Bùi Thị Khanh bật khóc khi biết ý định của mẹ muốn cho em nghỉ học vì gia đình quá khó khăn. Mẹ Khanh - bà Bùi Thị Xuân (ở xã Nhơn Phong, An Nhơn, Bình Định) - tuy mới 43 tuổi nhưng vì nghèo khó, lao động nặng nhọc, ăn uống kham khổ nên già trước tuổi. Sống với nhau ba mặt con, chật vật trong khốn khổ, người chồng bỏ đi làm ăn xa rồi biệt xứ không về. Nhà chỉ có một sào ruộng nên để có tiền nuôi con, bà Xuân xin làm thêm công việc vác gạo, hốt trấu, chất lúa cho một nhà máy xay xát với tiền công 50.000 đồng/ngày. “Mỗi năm tui làm thêm ở đấy khoảng 3-4 tháng, kiếm được đồng nào hay đồng đó để cho con có cơm ngày hai bữa, có thêm cái áo, đôi dép đến trường, nhiều khi đau ốm mà không dám mua viên thuốc vì sợ tốn tiền” - bà Xuân nói.

Bây giờ nghe tin mình được trợ vốn Tiếp sức nhà nông, bà Xuân yên tâm cho hai con tiếp tục đến trường. “Nghe con năn nỉ “mẹ ơi đừng cho con nghỉ học”, tui đau thắt ruột gan. Ừ thì thôi, dù khổ mấy cũng không thể để con nghỉ học được. Bây giờ tui yên tâm lắm để lo cho tương lai các con vì được trợ vốn để nuôi heo, nuôi gà vịt. Tui ráng làm để nuôi tụi nó học hành nên người, may ra đời nó sau này đỡ khổ hơn mình” - bà vui mừng bày tỏ.

Cũng giống như hoàn cảnh bà Xuân, bà Phạm Thị Hồng Lan (32 tuổi, thôn Định Thuận, xã Nhơn Hạnh, thị xã An Nhơn, Bình Định) cũng vô cùng khó khăn, ngặt nghèo. Chồng mất vì tai nạn giao thông để lại bốn đứa con nhỏ dại, đứa lớn nhất học lớp 5, còn lại lớp 2, lớp 3. Nhà năm miệng ăn mà chỉ có hai sào ruộng. Trời thương, dù thiếu ăn thiếu mặc nhưng con bà đứa nào cũng ham học, học giỏi. Hằng ngày hết làm ngoài đồng, bà lại đạp xe xuôi ngược mua bán ve chai, mấy đứa con ở nhà tự lo cho nhau, bảo ban học hành. “Khi đi mua ve chai, tui luôn hỏi xin chủ nhà những bộ sách cũ về cho con. Người ta thương đôi khi cho thêm những mẩu bút chì, giấy thừa, mình đem về đóng thành tập, tiết kiệm được đồng nào mừng đồng đó, để dành dụm nuôi con lâu dài” - bà quệt mồ hôi lấm tấm trên mặt.

Phóng to
Bà Phạm Thị Hồng Lan (32 tuổi) sau những ngày làm thuê trên đồng, hết việc là đạp xe mua ve chai, kiếm thêm để nuôi con ăn học - Ảnh: Tiến Thành

Làm thuê kiếm tiền nuôi em

Nhưng đó là mẹ nuôi con. Còn một trường hợp xúc động nữa: anh nuôi các em. Cha mẹ mất đột ngột, anh Phan Lê Anh Hòa (31 tuổi, thôn Trung Lý, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn, Bình Định) phải gánh vác cả gia đình. Nhà có bảy miệng ăn nhưng chỉ có bốn sào ruộng, Hòa phải đi làm thuê kiếm tiền nuôi các em ăn học, trong đó có hai người em đang học đại học. “Mình biết làm ăn, biết chăn nuôi nhưng quê nghèo, lúc ngặt mượn vài lon gạo đã khó huống chi nói đến chuyện vay vốn làm ăn. Nghe tin được xét trợ cấp vốn Tiếp sức nhà nông lần này, cả nhà mừng lắm. Vậy là có vốn để chăn nuôi, cố gắng nuôi các em ăn học thành tài” - anh Hòa phấn khởi.

Gia cảnh bà Lê Thị Bài (61 tuổi, thôn Thanh Mai, xã Nhơn Hạnh, thị xã An Nhơn, Bình Định) cũng là một trong những hộ nghèo của xã. Thiếu ruộng, quanh năm bà ngược xuôi làm thuê nuôi con, nuôi cháu ăn học. Con gái út là Lê Thị Huyên Thi đang học lớp 11 Trường THPT Hòa Bình. Hằng ngày, hết giờ học là Thi tất tả ra đồng làm ruộng giúp mẹ. “Em phải làm lụng để được tiếp tục đến trường và giúp mẹ nuôi cháu đi học nữa. Sắp tới được trợ vốn, em sẽ trồng nhiều rau để nuôi heo, nuôi vịt, chắc đời sống gia đình sẽ khá lên, em yên tâm mình sẽ dành dụm được ít nhiều để sang năm thi vào đại học” - Huyên Thi nói, đầy vẻ tự tin.

840 triệu đồng cho 60 hộ do Công ty cổ phần GreenFeed tài trợ

Sáng nay, chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường 2013” trao vốn cho 60 hộ nông dân nghèo có con, em vượt khó học giỏi của huyện Phù Cát và thị xã An Nhơn (Bình Định). Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Hội Nông dân và Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức.

Kinh phí trợ vốn đợt này là 840 triệu đồng do Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam tài trợ. Mỗi hộ nông dân được trợ vốn 12 triệu đồng và được Công ty GreenFeed tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, tài trợ thức ăn chăn nuôi (trị giá 2 triệu đồng). Đặc biệt học sinh, sinh viên là con em của các hộ nông dân sau mỗi năm học sẽ được xét tặng học bổng khi thành tích học tập đạt loại giỏi, xuất sắc.

TR.ĐĂNG - TIẾN THÀNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cứu người đàn ông ở Đà Nẵng bị cuốn trôi xuống kênh 30m, bám vào cành cây

Trận mưa như trút nước tối 5-7 khiến nước chảy qua đoạn đường Âu Cơ rất dữ tợn và đã cuốn một người đàn ông xuống kênh thoát nước.

Cứu người đàn ông ở Đà Nẵng bị cuốn trôi xuống kênh 30m, bám vào cành cây

Sẽ hỗ trợ hơn 500 cán bộ công đoàn nghỉ việc do sắp xếp

Lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định công đoàn sẽ bảo vệ quyền lợi của cán bộ công đoàn bị ảnh hưởng bởi sắp xếp.

Sẽ hỗ trợ hơn 500 cán bộ công đoàn nghỉ việc do sắp xếp

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar