29/11/2018 20:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Làm gì khi con 'có vấn đề' với thầy cô?

ĐỒNG LỘC
ĐỒNG LỘC

TTO - Các bậc cha mẹ hẳn rất buồn bực khi thấy mỗi lần con đi học về lại nước mắt ngắn dài than thở: 'Cô/thầy ghét con, hay phạt con'.

Làm gì khi con có vấn đề với thầy cô? - Ảnh 1.

Ở nhiều nước, phạt học sinh bằng đòn roi vẫn còn phổ biến - Ảnh cắt từ clip

Không chỉ các phụ huynh ở Việt Nam, mà phụ huynh ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng có thể lâm vào tình cảnh trên. Lúc đó, họ thường làm gì?

Phần lớn sẽ làm mọi điều để bảo vệ con mình - theo bản năng của người làm cha mẹ. Nhưng đây không phải cách ứng xử đúng.

Việc chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân đã hấp tấp đi tìm giáo viên chất vấn với lời lẽ gay gắt chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề, không tạo ra được sự thông hiểu và hợp tác giữa phụ huynh - giáo viên trong việc giáo dục trẻ.

Vậy khi con 'có vấn đề' với thầy cô, cha mẹ nên làm gì? Theo hướng dẫn của Hội Phụ huynh và giáo viên Hoa Kỳ, trước hết cha mẹ cần tìm hiểu sự việc để có nhận định khách quan và trấn an con trẻ.

Đôi khi con bạn cảm thấy bị giáo viên bỏ rơi bởi nó cãi nhau với bạn cùng lớp, hoặc bị bạn học ức hiếp mà thầy/cô không đứng ra phân xử cho công bằng, cũng chẳng hỏi han an ủi gì.

Cũng có khi thầy cô đặt câu hỏi cho cả lớp và con bạn rất muốn trả lởi nhưng chẳng bao giờ được gọi, thế là nó cho rằng thầy cô ghét bỏ nó. Trường hợp này rất phổ biến vào những năm học đầu đời của những đứa trẻ có tâm lý nhạy cảm.

Nhưng tình hình sẽ nghiêm trọng hơn khi giáo viên lăng mạ trẻ trước các bạn đồng học, hoặc phạt roi, bắt quỳ gối, tát vào mặt...

Do vậy, cha mẹ hãy quan tâm chú ý đến tâm trạng của con em mình sau khi ở trường về. Thường sau khi bị phạt hay bị bạn bè ức hiếp, các em có biểu hiện lo lắng, sợ hãi, không nói cười tự nhiên, biếng ăn. Nhiều trẻ khóc lén sau khi lên giường vào buổi tối.

Làm gì khi con có vấn đề với thầy cô? - Ảnh 2.

Hãy quan tâm, hỏi han để biết con gặp vấn đề gì ở trường - Ảnh: Shutterstock

Cha mẹ hãy tìm cách "khai thác" khéo léo để con thổ lộ sự việc. Hãy kiên nhẫn, đừng thúc ép các em khi chúng chưa muốn nói. Chú ý các biểu hiện khi chúng muốn nói chuyện với bố mẹ.

Một số biểu hiện thường thấy: con cứ lượn lờ quanh bố mẹ khi họ đang làm việc nhà, tìm cách nán lại bên bố mẹ thay vì đi ngủ sau khi xem xong chương trình truyền hình chúng yêu thích... Có đứa lại cắm cúi viết, vẽ, chơi nhạc như một cách giải tỏa tâm lý ẩn ức.

Bạn hãy hỏi con kỹ càng xem thầy cô đã nói gì với nó: "Thật sự là thầy/cô đã nói gì với con? Có chuyện gì xảy ra trong lớp lúc thầy/cô nói với con như thế?".

Ở độ tuổi mới học lớp 1, đôi khi con bạn không biết chọn từ hay cách diễn đạt chính xác về điều đã xảy ra. Có thể con bạn dùng từ có phần phóng đại, chẳng hạn "đối xử xấu" ý để chỉ rằng thầy cô bắt nó phải làm những gì trái ý muốn của nó, như bắt làm bài kiểm tra chẳng hạn.

Cũng có thể do giáo viên đó có tính hơi cộc, lời ăn tiếng nói không được dịu dàng cho lắm nên trẻ cho là thầy/cô không ưa mình.

Hãy nói với con rằng bạn đã nhớ rõ những gì con kể lại và bạn sẽ gặp giáo viên để trao đổi về việc tại sao nó lại có cảm giác như thế. ĐỪNG nói với con rằng bạn sẽ gặp giáo viên để hỏi cho ra lẽ tại sao thầy cô lại đối xử như thế với nó.

Giải thích với con để nó hiểu rằng bố mẹ, giáo viên và nhà trường sẽ cùng hợp lực để tạo điều kiện tốt nhất cho nó yên tâm học hành, rằng bố mẹ luôn quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của con, song không phải cứ bênh con chằm chặp bất kể phải trái.

Điều cốt yếu ở đây là trước tiên bạn phải giải quyết ổn thỏa tâm trạng bất an của con mình. Bạn chỉ nghe con mình mà chưa gặp trực tiếp giáo viên thì không thể nắm bắt thấu đáo mọi việc.

Nếu con bạn cho rằng thầy, cô "đặc biệt chú ý" tới nó, thì hãy khuyên con gặp thầy cô sau buổi học và trình bày việc nó bị gọi lên bảng như thế là nhiều quá.

Thật ra, cũng lắm khi các giáo viên không nhận biết được tâm trạng của học sinh do thiếu tinh tế, hoặc do sĩ số học sinh trong lớp đông quá nên không thể bao quát hết, cứ thường xuyên gọi tên một số em quen thuộc nhất.

Sau khi đã tìm hiểu cặn kẽ sự việc về phía con mình và giải tỏa tâm lý cho trẻ, bước tiếp theo là phụ huynh phải tìm gặp trực tiếp giáo viên để trao đổi.

Có một số bố mẹ rất nghiêm khắc, ít gần gũi con và lại thường hay mắng, phạt con khi chúng phạm lỗi ở trường càng làm cho trẻ thêm sợ hãi. Do đó, trẻ tìm cách giấu giếm, không dám nói cho bố mẹ biết rằng mình bị thầy, cô đánh đòn ở trường dù có khi chuyện đó là do cách xử sự không đúng mực của giáo viên. Việc này càng cho trẻ bị ức chế hơn vì không ai giải tỏa tâm lý cho chúng.

* Kỳ tới: 'Đối thoại' với thầy cô, dễ hay khó?

TTO - Giáo viên phạt học sinh bằng 231 cái tát là quá tàn nhẫn. Nhưng còn học sinh, các em cần được học những kỹ năng gì để không bị bạo hành trong trường học?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nam sinh lớp 6 trong lúc cùng bạn ra bờ sông chơi không may bị đuối nước, lực lượng chức năng cùng gia đình tìm kiếm hơn một ngày qua.

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar