08/12/2021 17:49 GMT+7

Làm gì để nông dân được hưởng lợi công bằng hơn?

N.AN
N.AN

TTO - Đại dịch COVID-19 cho thấy cuộc sống của người nông dân càng dễ bị tổn thương hơn, trong khi diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, đặt ra yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.

Làm gì để nông dân được hưởng lợi công bằng hơn? - Ảnh 1.

Ban Kinh tế trung ương làm việc với các địa phương về tổng kết nghị quyết 26 - Ảnh: Đ.TRUNG

Chiều 8-12, Ban Kinh tế trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến với tỉnh, thành ủy ba địa phương Đồng Nai, An Giang, Cần Thơ tổng kết nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hội nghị do ông Nguyễn Duy Hưng - phó trưởng Ban Kinh tế trung ương - chủ trì.

Đặt câu hỏi "làm gì để người nông dân được hưởng lợi một cách công bằng hơn, cải thiện đời sống người nông dân bền vững trong thời gian tới?", ông Nguyễn Tú Anh - vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế trung ương) - chỉ ra thực tế vừa qua là tác động của dịch COVID-19 khiến cho người nông dân dễ bị tổn thương hơn, ngay cả những người dân đã ly nông, ly hương.

Ông dẫn chứng, tỉ lệ người lao động mất việc làm lên tới hơn 3 triệu người, một bộ phận không nhỏ đã quay trở về quê hương, chuyển đổi việc làm, trong đó có khu vực nông nghiệp, nhưng khu vực này cũng chỉ hấp thụ tăng thêm chưa đến 500.000 việc làm.

"Dòng lao động lại di cư ngược, tạo ra sức ép lớn trong đời sống người nông dân. Rõ ràng việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần đặt kế hoạch tổng thể chung cả nền kinh tế, đảm bảo ly nông bất ly hương là vấn đề lớn", ông Tú Anh nói.

Ông Nguyễn Duy Hưng khá băn khoăn khi các địa phương có tiềm năng nhưng đặt mức tăng trưởng nông nghiệp thấp hơn so với chỉ tiêu tăng trưởng chung.

"Phát triển nông nghiệp gắn công nghiệp dịch vụ, làm sao ly nông không ly hương, lời giải ở đâu?", ông đặt câu hỏi khi chỉ ra thực tế là cơ chế thu ngân sách hiện nay tạo áp lực lớn cho các tỉnh nên để phát triển thuần nông rất khó khăn. Nhiều địa phương phải triển khai dự án công nghiệp, đô thị để tăng thu.

"Nhưng làm sao hài hòa lợi ích người dân và lợi ích chung, trong đó có thu ngân sách. Do đó, tới đây chính sách cho nông nghiệp nông thôn, tín dụng tiếp cận thế nào, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong đầu tư nông nghiệp..." - ông Hưng nêu vấn đề.

Từ địa phương, đại diện Cần Thơ lý giải tăng trưởng nông nghiệp không thể theo kịp các khu vực khác. Bởi trong bối cảnh đất lúa giảm dần, cần tập trung kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp, sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ với quy mô lớn gắn với chế biến sản phẩm chủ lực, ngành hàng có chất lượng...

"Nếu ta bám chặt đất trồng lúa, ứng dụng công nghệ cao thế nào hơn nữa thì năng suất cũng không thể tăng. Nên giờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhưng vẫn giữ diện tích đất trồng lúa, sản xuất chủ yếu quy mô nhỏ lẻ sẽ là cản trở, khó khăn lớn trong phát triển theo hướng quy mô lớn, tập trung, nên thu hút nhà đầu tư còn hạn chế", đại diện này cho hay.

Ông Cao Đức Phát - nguyên phó trưởng Ban Kinh tế trung ương - cũng bày tỏ lo ngại khi trong nhiều năm qua với nghị quyết 26, nhiều chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được ban hành. Thế nhưng vai trò của nông nghiệp ngày càng giảm khi tỉ trọng giảm, 81% thu nhập khu vực nông thôn vẫn từ lĩnh vực phi nông nghiệp, mặc dù giá trị đóng góp tăng cao.

Do đó, ông Phát cho rằng vấn đề là cần phải chuyển từ sản xuất với giá trị thấp sang các cây trồng có giá trị cao hơn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao sản xuất nông nghiệp. Vấn đề tích tụ ruộng đất đang được đề xuất như một chính sách khuyến khích ngành nông nghiệp. 

Và theo quy định Luật đất đai hiện nay cũng đã đưa ra quy định có thể mua gấp 10 lần theo hạn mức. Do đó, việc tích tụ ruộng đất nếu được tính đến, ông băn khoăn là cần phải "mở" ở mức bao nhiêu để phù hợp với nhu cầu hiện nay.

Đến năm 2030, giảm gần 350.000ha đất lúa, tăng 120.000ha đất công nghiệp

TTO - Theo chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030 vừa được Quốc hội thông qua, đến năm 2030 sẽ giảm gần 350.000ha đất lúa, trong đó có khoảng 174.000ha đất chuyên trồng lúa.


N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 19-5: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân; Gỡ nút thắt để nâng hạng thị trường chứng khoán; LPBank sắp chi gần 7.500 tỉ đồng trả cổ tức...

Tin tức sáng 19-5: Quốc hội bàn mô hình mới của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân

Thời tiết hôm nay 19-5: Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng

Hôm nay 19-5, mưa dông có xu hướng giảm ở Bắc Bộ. Trung Bộ nắng nóng, còn thời tiết Nam Bộ ngày nắng, chiều mưa dông.

Thời tiết hôm nay 19-5: Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xây dựng đề án thành lập đảng bộ (mới), phương án nhân sự cấp tỉnh, cấp xã đúng nguyên tắc, yêu cầu, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, trình cấp có thẩm quyền đúng tiến độ.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo về công tác nhân sự khi sáp nhập tỉnh, xã

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang vừa thống nhất đơn tự nguyện nghỉ hưu sớm của trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; đồng ý 45 cán bộ lãnh đạo các tổ chức, xã phường được nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc.

Nha Trang cho nhiều lãnh đạo xã phường được nghỉ việc sớm

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa

Thôn A Xây thuộc xã Khánh Nam (huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) bao đời nay một lòng tin yêu Đảng và Bác Hồ, lập nhiều thành tích thời kháng chiến và được tặng danh hiệu "làng Bác Hồ".

Ngôi làng mang tên Bác Hồ của người Raglai ở Khánh Hòa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar