29/12/2020 09:47 GMT+7

Làm gạch từ rác thải nhựa

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Octoplastic là dự án của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) phát triển mô hình 'sản xuất gạch nhẹ từ vật liệu thải'.

Làm gạch từ rác thải nhựa - Ảnh 1.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) sản xuất gạch từ rác thải nhựa - Ảnh: HOÀNG THI

Octoplastic được nhiều chuyên gia đánh giá tích cực về tính thực tiễn và khả năng nhân rộng. Dự án cũng giành được giải nhì cuộc thi "Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa" do UNESCO tổ chức.

Giảm 500g nhựa mỗi viên gạch

Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc, hằng năm có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển. Riêng ở Việt Nam, lượng rác nhựa ra đại dương từ 0,28 - 0,73 triệu tấn mỗi năm, đứng thứ tư thế giới. 

Loại nhựa polystyrene (nhựa PS) chiếm tỉ lệ lớn, thường dùng làm các hộp cơm, ly nhựa nhưng ít được chú ý trong những chương trình giải quyết vấn đề môi trường.

Từ bài toán đó, năm sinh viên khoa kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) bắt đầu lên ý tưởng biến rác thải nhựa thành vật liệu hữu dụng như gạch không nung, gạch nhẹ. 

Lạc Vân Hi - sinh viên năm 3, trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết quy trình làm gạch gồm ba công đoạn chính.

Trước hết, nhóm cắt các hộp, ly nhựa PS và nghiền thành hạt nhỏ. Sau đó cho ximăng vào cùng hạt đã nghiền để tạo hỗn hợp chất kết dính. Hỗn hợp được cho vào khuôn, phơi khô trong vòng 24 giờ. 

"Quan trọng là tìm ra đúng tỉ lệ hạt nhựa và ximăng khi trộn vào hỗn hợp. Chúng tôi đã thử nghiệm và thất bại hơn 30 lần trong nhiều tháng. Không đúng tỉ lệ, gạch sẽ không thể đủ độ cứng, dễ vỡ" - Vân Hi nói.

Qua nhiều lần thử và sai, nhóm tìm đúng tỉ lệ "vàng". Một viên gạch thành phẩm có thể tạo ra từ 500g nhựa PS, khoảng 50% khối lượng gạch, đồng nghĩa giảm từng ấy nhựa cho môi trường. 

Theo đánh giá của ban giám khảo cuộc thi, gạch nhẹ, giá thành thấp so với thị trường, lại có cơ tính cao, chịu lực, cách âm, cách nhiệt tốt hơn. 

Nhóm cho biết thêm gạch đạt tiêu chuẩn mác bêtông M50 của Việt Nam (TCVN 1450:2009), khả năng cách nhiệt 90%, không bắt cháy ở điều kiện thường và khả năng cách âm khoảng 60-70%.

Từ những viên gạch thô, nhóm dùng làm các miếng ốp tường, lót sân hoặc làm các chậu cây trang trí, đồ lưu niệm...

Làm gạch từ rác thải nhựa - Ảnh 2.

Sản phẩm gạch từ rác thải nhựa- Ảnh: HOÀNG THI

Giải quyết vấn đề môi trường

Theo Nguyễn Lê Nguyên Phương (sinh năm 2000) - thành viên nhóm nghiên cứu, tùy vào từng ứng dụng, gạch sẽ được định hình những dạng khác nhau như vuông, tròn, lục giác. Tỉ lệ nhựa trộn trong gạch cũng thay đổi tương ứng.

"Thay vì mang những phế thải nhựa đi đốt hoặc chôn, làm gạch từ rác thải nhựa có thể giúp giải quyết vấn đề môi trường và đem lại giá trị kinh tế" - Phương nói.

PGS.TS Lê Thị Kim Phụng - khoa kỹ thuật hóa học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), giảng viên hướng dẫn nhóm nghiên cứu - cho biết dự án không đơn thuần tái chế nhựa mà còn cả tro bay, bùn thải. 

Trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã kết hợp nhựa với tro bay hoặc bùn thải thay cho ximăng, tạo thành một hỗn hợp chất kết dính hiệu quả. Tro bay, bùn thải và nhựa thải được kết hợp theo tỉ lệ thích hợp để cho hiệu quả cao nhất.

PGS.TS Phụng cho biết thêm ngoài sản phẩm gạch nhẹ, nhóm nghiên cứu cũng đang xây dựng các tấm cách nhiệt, cách âm từ rác thải nhựa cho nhiều ứng dụng khác. 

Theo cô Phụng, dự án hoàn toàn có thể được thương mại hóa nhưng trước hết cần chuẩn hóa nguồn nguyên liệu. Rác thải nhựa cần được thu gom, phân loại theo tiêu chuẩn để có nguồn đầu vào sạch cho quá trình làm gạch...

Vì một đại dương không nhựa

Sau gần bốn tháng triển khai, cuộc thi "Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa" do UNESCO cùng với Ủy ban quốc gia Chương trình Con người và sinh quyển Việt Nam, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An tổ chức, thu hút được 25 ý tưởng sáng tạo từ thanh niên và các nhà khoa học trẻ.

Ông Michael Croft - trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam - đánh giá cao niềm đam mê, sự sáng tạo và mối quan tâm về những vấn đề môi trường của các bạn trẻ Việt Nam. Theo ông, chính các bạn sẽ hỗ trợ cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Rác thải nhựa tăng lên đáng kể, cần chung tay giảm thiểu ngay lúc này

Khoảng 2.500 tấn là số lượng rác nhựa ước tính thải ra môi trường mỗi ngày ở Việt Nam. Từ đường sá, kênh rạch đến cả trước nhà dân. Và đại dịch COVID-19 kéo đến, tưởng chừng chẳng liên quan nhưng đã khiến số lượng rác thải nhựa tăng lên từng ngày.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar