02/01/2017 20:22 GMT+7

Làm dâu về nhà chồng đón tết, sao lại phải lăn tăn?

VÕ HẢI NAM
VÕ HẢI NAM

TTO - Sau khi đăng tâm sự của một bạn đọc về việc chồng buộc vợ phải ở bên nhà chồng trong đêm giao thừa và trọn ngày mùng 1 Tết để giữ truyền thống gia đình, Tuổi Trẻ Online đã nhận được rất nhiều ý kiến.

Nhiều ý kiến phản đối cách nghĩ này. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến "trao đổi lại" với tác giả. Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết của bạn Võ Hải Nam: 

Tôi đọc đi đọc lại bài viết . Và tôi cũng đọc các ý kiến của nhiều bạn bình luận lên án cậu em trai của tác giả bài viết. Tôi rất đồng ý rằng con nào thì cũng bố mẹ dứt ruột sinh ra. Ngày lễ, ngày Tết chắc chắn là bố mẹ muốn có tất cả con cái ở bên cạnh. 

Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại bởi cuộc sống còn rất nhiều thứ. Ai cũng biết ngày Tết gia đình nào cũng bận rộn với việc cúng kiến tổ tiên mỗi ngày. Tiếp khách họ hàng hai bên nội, ngoại của chồng. Nếu là con dâu ở trong nhà hay ở xa nhà mà không có mặt những ngày cuối năm và đầu năm (29, 30, mùng 1) thì không đúng. 

Vì vậy, là phụ nữ khi lấy chồng thì cũng phải có trách nhiệm đối với nhà chồng, phải ưu tiên thời gian cho nhà chồng, nhất là ngày Tết.

Dù ở thế kỷ nào, mình là người Việt Nam, phong tục ngàn đời thì không thể thay đổi. Chưa kể việc lo cho gia đình nhà chồng còn nói lên cái "hạnh" của người phụ nữ nữa.

Trở lại trường hợp trong bài viết, cô vợ không thể đem lý do là “mấy năm không về nhà cha mẹ ruột đón giao thừa, nên năm nay phải về”. Nếu giả sử cô ấy lấy chồng nước ngoài thì sao?

Theo tôi, chỉ trừ trường hợp nhà mẹ ruột có chuyện gì đó cần thiết phải có mặt con cái trong đêm giao thừa thì chấp nhận được. Đằng này chỉ mỗi lý do là buồn, thui thủi một mình mà nằng nặc đòi về, tôi cho là không hợp lý.

Bản thân tôi không quá cổ lổ sĩ đâu. Nhưng đối với phụ nữ cần phải giữ "tam tòng tứ đức". 

Từ ngàn xưa, quan niệm “tam tòng, tứ đức” đã được quy định rõ, vai trò làm mẹ, làm vợ vẫn mãi là nét đẹp trong mọi xã hội cũng như trong nền tảng đạo đức văn hóa phương Đông.

Theo truyền thống, người con trai trưởng (miền Bắc) và con trai út (miền Nam) sẽ là người kế tục sự nghiệp của cha ông để lại, được thừa hưởng phần tài sản gọi là hương hỏa. Vì vậy, họ phải có trách nhiệm duy trì và tiếp nối tập tục thờ cúng tổ tiên của dòng họ, nhất là trong ngày Tết.

Do đó, nếu là người biết điều, cô vợ phải cùng với chồng có bổn phận phục tùng, chấp hành những quy định truyền thống của gia đình chồng, đó là chuyện đương nhiên không có gì phản lăn tăn.

"Thuyền theo lái, gái theo chồng" - người con trai ở với cha mẹ ruột có trách nhiệm thờ cúng cha mẹ và tổ tiên, con gái đi lấy chồng thì phải theo chồng, có trách nhiệm thờ phụng tổ tiên nhà chồng, vậy thôi.

Còn đằng này nếu chiều theo ý chị năm nào giao thừa và mùng 1 Tết - ngày trọng đại trong năm - chị cứ khăn gói về nhà cha mẹ ruột, vô hình trung chị bị tách ly với gia đình chồng, từ đó chị sẽ lạc lõng và cô đơn biết bao nhiêu!

Theo tôi, cần phải rõ ràng cụ thể trách nhiệm dâu con trong gia đình, đó mới là giềng mối của xã hội. 

Đã đến lúc bỏ những hủ tục để làm theo những điều văn minh tiến bộ - tôi đồng ý. Nhưng cần phải cụ thể rõ ràng, chứ không phải nói suông là bất chấp đạo lý truyền thống của dân tộc. Chúng ta hòa nhập chứ không thể hòa tan!

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Câu chuyện đón Tết ở nhà nội hay nhà ngoại tiếp tục là đề tài tranh luận sôi nổi trên diễn đàn  của Tuổi Trẻ Online. Chuyên mục tâm sự của trang bạn đọc chờ đón những chia sẻ, câu chuyện, ý kiến của mọi người.

Mời bạn gửi ý kiến của mình trong phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email về địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn bạn!

 

VÕ HẢI NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Giải thưởng Tôn vinh Nghị lực Việt dành cho thanh niên khuyết tật sẽ xem xét tôn vinh, hỗ trợ những tấm gương khởi nghiệp sáng tạo bằng nội dung số.

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Cứ mỗi lần mưa lớn giờ tan tầm ở Thủ Đức, mẹ lại gọi 'con ơi, khoan về'

Sống ở thành phố mà lại phải ngủ lại công ty, ngủ nhờ nhà bạn hay đồng nghiệp, chỉ vì trời mưa.

Cứ mỗi lần mưa lớn giờ tan tầm ở Thủ Đức, mẹ lại gọi 'con ơi, khoan về'

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nấu ăn không cần bột ngọt, hạt nêm mà vẫn ngon?

Sau vụ việc hàng loạt bột ngọt, hạt nêm giả bị cơ quan công an triệt phá, nhiều gia đình băn khoăn làm sao để nấu ăn mà không cần bột ngọt, hạt nêm mà vẫn ngon.

Nấu ăn không cần bột ngọt, hạt nêm mà vẫn ngon?

Nôn nao chờ lương để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Báo Tuổi Trẻ tiếp tục được đón nhận nhiều tấm lòng của bạn đọc hướng về người dân Myanmar bị ảnh hưởng động đất.

Nôn nao chờ lương để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

'Bà Quý ve chai' dành 4 ngày tiền lời ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng động đất

Danh sách đóng góp hỗ trợ nạn nhân bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar tiếp tục dài hơn với nhiều câu chuyện cảm động.

'Bà Quý ve chai' dành 4 ngày tiền lời ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng động đất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar