10/09/2012 20:58 GMT+7

Làm chủ tốc độ màn trập máy ảnh

DUY NGUYỄN
DUY NGUYỄN

TTO - Màn trập là bộ phận rất quan trọng của máy ảnh, giúp điều tiết lượng ánh sáng đến bộ cảm biến. Nếu nắm vững kỹ thuật thiết lập tốc độ màn trập, bạn sẽ có những bức ảnh như ý muốn.

Tốc độ màn trập là gì?

Tốc độ màn trập là một thuật ngữ phổ biến trong nhiếp ảnh. Hiểu một cách đơn giản, nó đề cập đến tốc độ ghi nhận hình ảnh. Khi chụp một bức ảnh, màn trập sẽ mở ra và cho phép ánh sáng chiếu qua thấu kính đến bộ cảm biến. Khoảng thời gian màn trập mở được gọi là tốc độ màn trập.

Phóng to
Tốc độ của màn trập quyết định rất nhiều đến bức ảnh của bạn - Ảnh: Internet

Tốc độ màn trập được cho là nhanh thường từ 1/125 giây trở xuống, chẳng hạn như 1/250 hay 1/500 giây (mẫu số càng lớn, tốc độ càng nhanh). Mặt khác, tốc độ màn trập được cho là chậm khi nó đóng mở trong vòng 1/30 giây hoặc lâu hơn, chẳng hạn 1/15 hay 1/8 giây.

Tốc độ màn trập nhanh có thể “đóng băng chuyển động”, và điều này là hữu ích khi bạn chụp các đối tượng chuyển động nhanh như xe đang chạy, người đang chạy nhảy... Tốc độ màn trập nhanh cũng giúp bức ảnh không bị mờ nhòe.

Phóng to
Chụp những chuyển động nhanh (panning) cần mức tốc độ màn trập hợp lý - Ảnh: Duy Nguyễn

Tốc độ màn trập chậm cho phép ánh sáng đến bộ phận cảm biến được nhiều hơn, vì vậy chúng thường được sử dụng để chụp trong trường hợp thiếu sáng. Tuy nhiên, ảnh sẽ dễ bị mờ do rung lắc khi cầm máy ảnh. Do đó khi chụp ảnh với tốc độ màn trập chậm, bạn cần có chân máy để ổn định hình ảnh.

Mức tốc độ màn trập chậm được ứng dụng trong kỹ thuật chụp “phơi sáng” phong cảnh. Ảnh thu được sẽ có một độ huyền ảo rất riêng.

* Nhịp Sống Số: |

Cách điều chỉnh tốc độ màn trập

Những máy ảnh ngắm chụp thường tự động căn chỉnh tốc độ màn trập. Nếu máy ảnh của bạn có hỗ trợ chế độ ưu tiên tốc độ, ký hiệu là S (hoặc Tv - tùy hãng sản xuất) thì bạn có thể tác động đến tốc độ màn trập của máy.

Phóng to
Chụp “phơi sáng” tạo hiệu ứng “Sông Ngân Hà” - Ảnh: Thomaslaupstad

Việc điều chỉnh tương đối đơn giản, thông thường sau khi bạn đã chọn chế độ S hay Tv, bạn chỉ cần xoay bánh răng phụ trên thân máy hoặc các nút bấm tương ứng để gia giảm tốc độ màn trập.

Nếu chưa có kinh nghiệm điều chỉnh thông số, bạn có thể tham khảo vài tình huống dưới đây:

  • Tốc độ 1/4000s: đóng băng mọi chuyển động
  • Tốc độ 1/2000s: bắt “dính” hình một chú chim đang bay
  • Tốc độ 1/1000s: đóng băng chuyển động của xe hơi, xe máy.
  • Tốc độ 1/500s: đóng băng chuyển động của các vận động viên, xe địa hình hoặc người đang chạy bộ.
  • Tốc độ 1/125s: dùng để chụp panning xe máy, xe hơi (bắt dính đối tượng đang chuyển động với phông nền nhòe tạo cảm giác chuyển động)
  • Tốc độ 1/60s: chụp panning xe địa hình đang di chuyển gần ống kính
  • Tốc độ 1/30s: chụp panning vận động viên đua xe đạp ở khoảng cách xa ống kính
  • Tốc độ 1/15s: chụp panning người chạy bộ, trẻ em đang nô đùa hoặc các con thú
  • Tốc độ 1/8s: làm mờ dòng nước đang chảy xiết gần ống kính
  • Tốc độ 1/4s: làm mờ chuyển động của người đi bộ
  • Tốc độ 1/2s: Làm mờ dòng nước đang chảy chậm.
  • Tộc độ 1 giây hoặc chậm hơn: chụp phơi sáng, hiệu ứng “Sông Ngân Hà”
DUY NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Người sáng tạo viết, quay, đăng nhưng ai được thấy, ai bị ẩn đi do một thực thể vô hình: thuật toán đề xuất. Trong thời đại AI kiểm soát dòng nội dung, người làm nghề không khỏi băn khoăn: Mình đang phục vụ khán giả thật hay chỉ cố làm hài lòng máy?

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Công nghệ 'lái' ví tiền và tài xế công nghệ phục tùng thuật toán

Không sếp, không văn phòng, không chấm công, tài xế công nghệ từng được xem là hình mẫu tự do nghề nghiệp thời 4.0.

Công nghệ 'lái' ví tiền và tài xế công nghệ phục tùng thuật toán

Công nghệ đang âm thầm 'thuê' bạn mỗi ngày mà không trả đồng nào

Mỗi ngày bạn đăng nhập, xác thực, dọn thông báo, cập nhật phần mềm, phản hồi hệ thống..., những việc tưởng như phục vụ chính bạn hóa ra lại đang nuôi sống các nền tảng số.

Công nghệ đang âm thầm 'thuê' bạn mỗi ngày mà không trả đồng nào

Gửi ảnh xịn nhưng đến nơi thì vỡ nét, hé lộ 'thủ phạm'

Gửi ảnh qua Zalo hay Messenger mà thấy mờ, vỡ nét? Không phải do máy ảnh dở hay mạng yếu, mà là một cơ chế 'ngầm' của chính các ứng dụng này khiến ảnh của bạn mất đẹp ngay khi vừa bấm gửi.

Gửi ảnh xịn nhưng đến nơi thì vỡ nét, hé lộ 'thủ phạm'

Khi Gen Z dùng công nghệ lập trình nhịp sống số

Gen Z không chỉ tiếp cận công nghệ mà còn thiết lập cách sống số của họ. Từ AI đến no-code, thế hệ này đang tạo ra những hệ sinh thái cá nhân tự động hóa.

Khi Gen Z dùng công nghệ lập trình nhịp sống số
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar