06/09/2011 09:47 GMT+7

Lại rộ lên nạn "cướp" nick lừa tiền

DUY KỲ ANH
DUY KỲ ANH

TTO - Sau bài viết “Cảnh giác các chiêu lừa nạp tiền điện thoại” trên Tuổi Trẻ Online ngày 19-7, chúng tôi tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp bị lừa thẻ nạp với thủ đoạn mới, đánh vào lòng tham và sự nhẹ dạ của nạn nhân.

Phóng to
Thủ đoạn lừa đảo qua các chương trình chat ngày càng biến tướng - Ảnh minh họa: Duy Kỳ Anh

Kẻ lừa đảo gắn mác "người quen"

Kể lại với TTO, chị N.T.D., ngụ Q.Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết mình đã bị kẻ gian giả danh một người bạn quen thân có nickname thoa_ky, người này nhận mình có họ hàng làm ở nhà mạng, chỉ cần đăng ký số điện thoại và một thẻ 50.000 đồng, người họ hàng đó sẽ “làm lag” (thủ thuật gian lận dựa vào độ trễ của ứng dụng hoặc mạng) giúp tăng gấp 10 lần giá trị thẻ nạp. Thấy chị D. còn e dè, người này bồi thêm “cái này chỉ còn làm được đến 5 giờ chiều nay thôi, hiện tại đã có 30 người đăng ký rồi, ông chú anh đang kiếm thêm 20 người nữa, em có ai cần không thì làm luôn cho đỡ phí”.

Nghĩ đến mối quen lâu nay nên chị D. cũng tin tưởng, phần muốn tiết kiệm mấy tháng tiền điện thoại, chị D. liền đi mua bốn thẻ nạp mệnh giá 200.000 đồng cho hai vợ chồng chị và đăng ký thêm hai “suất” cho hai người bạn của mình.

Sau khi yêu cầu chị D. cung cấp đầy đủ các số điện thoại cần “làm lag” và kích hoạt email xác nhận, đối tượng trên bắt đầu giở trò đào thêm tiền của chị D.. Theo lời người này, chị D. phải nạp thêm cho mỗi “suất” 200.000 đồng để được sử dụng tài khoản đã nhân mười trong thời gian ba năm. Nếu không mua thời gian sử dụng, tài khoản của chị chỉ sử dụng được trong bảy ngày. Tiếc số tiền đã bỏ ra, chị D. tiếp tục làm theo lời của đối tượng trên. Tổng cộng, số tiền chị D. bỏ ra là 1,6 triệu đồng.

Phóng to
Đoạn chat lừa bịp nạp tiền điện thoại mệnh giá lớn của kẻ gian chiếm đoạt nick Yahoo Messenger của người quen nạn nhân

Chờ lâu không thấy tài khoản tăng thêm tiền, chị D. liên lạc với người bạn của mình - chị Phạm Thị Th., chủ nhân thật sự của nickname thoa_ky, chị D. mới vỡ lẽ mình đã bị lừa. Chị Th. cho biết đã bị kẻ gian lấy cắp tài khoản chat và đi dụ dỗ tất cả những người trong danh sách bạn bè của chị, trong đó có chị D..

* Nhịp Sống Số: | | |

Tương tự trường hợp trên, trước đó vào ngày 3-8-2011, chị Nguyễn Ngọc N. (quận Bình Tân, TP.HCM) cũng bị kẻ gian trộm tài khoản Yahoo, sau đó dùng thủ đoạn tương tự để lừa anh Trần Hoàng N. (ngụ Q.11, TP.HCM). Anh N. đã nạp cho đối tượng này 50.000 đồng, nhưng thấy không có hi vọng đào tiền thêm, kẻ gian liền giả vờ thông báo “kích hoạt thất bại” và yêu cầu anh N. cung cấp mật khẩu tài khoản Yahoo để kích hoạt lại. Sau đó, đối tượng này đã đổi mật khẩu của anh N. và tiếp tục đi tìm những “con mồi” mới trong danh bạ vừa chiếm được.

Sau khi biết mình là nạn nhân của trò lừa đảo, chị D., chị N. và anh N. đã trình báo với cơ quan công an, đồng thời thông báo với bạn bè và người thân để cảnh giác.

Mạo danh giảng viên lừa tiền sinh viên

Với thủ đoạn tương tự, kẻ xấu đã trộm nick chat của anh Phạm Quang V., giảng viên đang công tác tại Trung tâm ngoại ngữ của Trường CĐ Xây dựng số 2 (P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức), sau đó dụ dỗ hàng loạt sinh viên của trường này.

Đến khi nhận được nhiều cuộc điện thoại thắc mắc “vì sao em chưa nhận được tiền khuyến mãi” của sinh viên, cả thầy lẫn trò mới biết mình là nạn nhân của trò lừa đảo. Anh V. đã không đăng nhập được vào tài khoản chat của mình từ ngày 16-8 vì bị kẻ gian đổi mật khẩu.

Tự bảo vệ mình là chính

Từ năm 2009, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông trong nước không được khuyến mãi vượt quá 50% giá trị thẻ nạp cho các thuê bao di động trả trước. Do đó, những khuyến mãi kiểu “nhân mười thẻ nạp” là trái quy định và không đáng tin cậy. Khi gặp những lời đề nghị tham gia chương trình khuyến mãi, nạp thẻ điện thoại, vay tiền, chuyển khoản... hay xin mật khẩu tài khoản chat, email… người dùng nên hết sức cảnh giác.

Để đảm bảo, hãy gọi điện thoại cho người đó hoặc gặp mặt trực tiếp để xác minh. Nên hạn chế đăng nhập tài khoản chat, email, tín dụng… ở những điểm truy cập Internet công cộng. Tự trang bị cho máy tính của mình những phần mềm chống virus có uy tín để phòng ngừa keylogger (thủ đoạn cài phần mềm theo dõi chuột, bàn phím máy tính để ăn cắp mật khẩu), quan trọng nhất là luôn sáng suốt trước những lời chào mời hấp dẫn để không trở thành nạn nhân và vô tình tiếp tay cho những kẻ lừa đảo.

DUY KỲ ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị

Cảnh báo chướng ngại vật, giúp định vị và tìm đường... công nghệ nhận diện vật thể và cảnh vật được ví như 'đôi mắt' cho người khiếm thị.

AI nhận diện vật thể và cảnh vật: 'Đôi mắt' cho người khiếm thị

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

AI đang góp mặt vào lĩnh vực sinh học bằng cách thiết kế các chuỗi ADN mới. Công nghệ này giúp tăng tốc nghiên cứu protein, vắc xin, vi sinh vật và nhiều ứng dụng y sinh tiềm năng khác.

AI thiết kế chuỗi ADN, mở ra kỷ nguyên mới công nghệ sinh học

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Người sáng tạo viết, quay, đăng nhưng ai được thấy, ai bị ẩn đi do một thực thể vô hình: thuật toán đề xuất. Trong thời đại AI kiểm soát dòng nội dung, người làm nghề không khỏi băn khoăn: Mình đang phục vụ khán giả thật hay chỉ cố làm hài lòng máy?

Không hiểu thuật toán, không ai thấy bạn!

Nga ra mắt ứng dụng nhập cảnh kỹ thuật số cho người nước ngoài

Ứng dụng ruID của Nga giúp đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh miễn thị thực, thu thập dữ liệu sinh trắc học và tạo hồ sơ kỹ thuật số.

Nga ra mắt ứng dụng nhập cảnh kỹ thuật số cho người nước ngoài

Ngày càng nhiều thông tin sai, có nên tìm kiếm, hỏi AI?

Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo có thể trả lời mọi câu hỏi trong vài giây, nhiều người mặc định xem AI là nguồn kiến thức chính xác. Nhưng nếu thông tin đầu vào đã sai, AI liệu có thể tạo ra câu trả lời đúng?

Ngày càng nhiều thông tin sai, có nên tìm kiếm, hỏi AI?

Trong mắt thiết bị: Bạn là vân tay, khuôn mặt, một dãy mã số

Bạn là chính bạn, nhưng thiết bị chỉ tin điều đó khi vân tay, khuôn mặt hay mã số khớp hoàn hảo. Trong thế giới số, danh tính không còn là con người thật, mà là dữ liệu máy móc có chấp nhận hay không.

Trong mắt thiết bị: Bạn là vân tay, khuôn mặt, một dãy mã số
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar