18/02/2018 13:03 GMT+7

Lạ lùng người Nyinba, một bà làm vợ hết cả anh em trong nhà

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Du khách viếng thăm một vùng đất lạnh lẽo trên dãy Himalaya vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi khám phá ra nhiều gia đình chỉ có một cô con dâu là vợ chung của tất cả các anh em trong nhà.

Lạ lùng người Nyinba, một bà làm vợ hết cả anh em trong nhà - Ảnh 1.

Một gia đình bộ tộc Nyinba với "một vợ - nhiều chồng" nhưng ai nấy đều vui vẻ - Ảnh: AFP

Là những người theo Phật giáo Tây Tạng, người Nyinba sinh sống bằng ba nghề chính là canh tác đất đai để trồng trọt, chăn nuôi và buôn bán muối.

"Cơ cấu" đẹp nhất là ba anh em

Nhưng hình thức "đa phu" của sắc dân Tây Tạng này có lý do chính đáng, đó là sự sống còn của dòng tộc và để bảo toàn gia sản hơn là đam mê sắc dục. 

Bởi vì khi anh em trong một nhà lấy chung một cô vợ thì sẽ không phải phân chia đất đai di sản của gia đình sau khi cha mẹ qua đời. 

Đó là yếu tố cần thiết nhất cho sự sống còn của con người trên vùng núi non khắc nghiệt và nghèo nàn cao trên 3.000 mét này tại khu vực phía bắc nước Nepal.

Vào thập niên 1980, nhà nhân loại học Nancy E. Levine của Đại học California (Mỹ), đã đến nghiên cứu sâu rộng đời sống xã hội của người Nyinba và ghi nhận rằng khi người con trai cả của một gia đình đến tuổi lấy vợ, cha mẹ sẽ chọn cưới cho anh một người con gái còn rất trẻ. 

Chính thức về mặt hôn nhân thì cô con dâu này là vợ của người anh cả, nhưng các em trai trong gia đình cũng được "nhập chung" vào cuộc hôn nhân, có nghĩa là cha mẹ cưới dâu cho toàn bộ anh em trai trong đó người anh cả được giao làm "chồng đại diện". 

Trường hợp có một đứa em còn quá nhỏ chưa "biết" làm chồng thì cũng dễ thôi, nó sẽ… đợi vài năm nữa.

Lạ lùng người Nyinba, một bà làm vợ hết cả anh em trong nhà - Ảnh 2.

Thiếu nữ bộ tộc Nyinba trong trang phục lễ hội truyền thống đầy màu sắc - Ảnh: KarnaliKo

Một gia đình có ba anh em trai sẽ là "cơ cấu" đẹp nhất cho một cuộc hôn nhân lý tưởng, để sau này cha mẹ phân công trách nhiệm rạch ròi cho ba người đàn ông trưởng thành: một người làm nương, một người chăn nuôi và một người kinh doanh muối. 

Chính vì thế mà trong suốt cả năm, ba anh em sẽ luân phiên thay nhau đi làm ăn xa nhà, có thể vài tuần và đôi khi vài tháng nên người nào còn ở nhà trong một thời điểm nhất định thì sẽ đảm đương "vai trò làm chồng" với nàng dâu duy nhất đó.

Trong trường hợp gia đình sinh đến 4-5 người con trai thì thường là người con thứ tư sẽ được gửi vào tu viện còn người thứ năm sẽ phải tha hương để tự tìm cuộc sống mới.

Vì thế, trong cộng đồng này, là con một tức là số đỏ rồi! Một chồng - một vợ, không phải chia sẻ với ai hết. Nhưng đổi lại, người con trai duy nhất phải gánh trọn cả ba nghề truyền thống của gia đình là làm rẫy, chăn nuôi và buôn muối. Luật bù trừ thôi!

Cũng có trường hợp là dù các ông chồng Nyinba đã "cố công" hết sức nhưng cô vợ chung chỉ hạ sinh toàn là con gái, thì cũng dễ giải quyết thôi, và rất thực tế: toàn bộ các cô công chúa sẽ được cha mẹ cưới cho một… ông chồng chung, là xong!

Lạ lùng người Nyinba, một bà làm vợ hết cả anh em trong nhà - Ảnh 3.

Một gia đình bộ tộc Nyinba với "một vợ - nhiều chồng" và những đứa con chung - Ảnh: GEO

Vậy ai là cha của đứa bé?

Trở lại câu chuyện cô vợ chung của ba anh em, nếu như vợ vô sinh thì sao? Cũng rất dễ: ba anh em sẽ được cưới thêm một cô vợ (chung) thứ hai. Còn nếu như người em út không đồng ý chia sẻ vợ chung với các anh lớn vì chê "bà" vợ quá già? Cũng rất dễ: cha mẹ sẽ cưới riêng cho người em trai út một cô vợ trẻ đẹp khác! Toại nguyện!

Và để một cuộc hôn nhân "đa phu" luôn bền vững, có một quy tắc gia đình là người con dâu duy nhất phải bảo đảm thỏa mãn tình dục một cách "công bằng nhất" cho cả ba anh em trong nhà, mặc dù có thể cô ấy thích người này hơn người kia.

Khi gia đình có một đứa trẻ ra đời thì chính người mẹ sẽ chỉ định ai là cha nó. Nhìn chung, chuyện này không quá khó đối với người mẹ vì những ông chồng thường xuyên làm ăn xa nhà nên người vợ sẽ biết rất rõ thời điểm mang thai là "của ai". 

Nếu không xác định được điều này thì gia đình sẽ chọn cha cho đứa bé theo chủ quan là nó có nét mặt giống ai nhất thì người đó sẽ được làm cha nó. Cũng có trường hợp ngoại lệ là người mẹ sẽ chọn cha cho đứa bé là một người không phải là cha đẻ của thằng bé, mục đích là để quân bình trật tự gia đình. 

Lạ lùng người Nyinba, một bà làm vợ hết cả anh em trong nhà - Ảnh 4.

Thiếu nữ bộ tộc Nyinba trong trang phục lễ hội truyền thống - Ảnh: AFP

Và mặc dù được nhận cha của mình là ai đi chăng nữa thì toàn bộ những đứa trẻ cùng mẹ khác cha đều phải cư xử bình đẳng với tất cả những người đàn ông trong nhà, tức là bọn trẻ đều phải xem cả thảy chú bác ruột như là cha đẻ của mình vậy.

Trong một xã hội như thế, hẳn nhiên gia đình luôn mong đợi một bé trai ra đời, còn bé gái thì ngược lại, thường bị bỏ mặc trong suốt quãng đời tuổi thơ. 

Khi lớn lên, nếu cô gái nào xui rủi không tìm được một tấm chồng thì sẽ bị trục xuất sang một bộ tộc khác để tìm chồng, hoặc để đi làm thuê (ở đợ) mà không bao giờ được phép quay về ngôi làng nơi mà mình được sinh ra nữa.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

CNBC: Nike tăng giá nhiều mặt hàng 2-10 USD ngay trong tuần này

Việc tăng giá sẽ chính thức áp dụng từ ngày 1-6, nhưng người tiêu dùng có thể thấy giá trên kệ thay đổi ngay trong tuần này.

CNBC: Nike tăng giá nhiều mặt hàng 2-10 USD ngay trong tuần này
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar