22/10/2024 07:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Là lao động duy nhất trong gia đình, tôi có được miễn nghĩa vụ quân sự?

Nhà tôi có 2 chị em. Chị đã có gia đình, tôi là con trai một trong nhà, mẹ năm nay 54 tuổi và tôi không có cha. Mẹ tôi không đủ sức khỏe đi làm và kiếm thu nhập.

Hiện có mình tôi đi làm và là trụ cột trong gia đình. Cho hỏi trường hợp như tôi có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

- Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn luật sư TP.HCM) trả lời:

Là lao động duy nhất trong gia đình, có được miễn nghĩa vụ quân sự? - Ảnh 1.

Luật sư Võ Đan Mạch

Khoản 2 điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, khoản 2 điều 5 thông tư số 148/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định các trường hợp miễn gọi nhập ngũ gồm:

Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Căn cứ vào quy định trên và thông tin bạn cung cấp cho thấy bạn không thuộc trường hợp được miễn gọi nhập ngũ.

Ngoài ra, khoản 1 điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, khoản 1 điều 5 thông tư số 148/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định các trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ bao gồm:

Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của hội đồng khám sức khỏe; là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND cấp xã xác nhận.

Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân.

Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định; cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Căn cứ vào quy định trên và thông tin bạn cung cấp cho thấy bạn có thể thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ vì thuộc trường hợp "là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động".

Trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp tại cơ quan có thẩm quyền để được xem xét tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Là lao động duy nhất trong gia đình, có được miễn nghĩa vụ quân sự? - Ảnh 2.

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế... chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected]

Bộ Quốc phòng: Ngăn việc lợi dụng xăm hình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự

Theo Bộ Quốc phòng, một số công dân cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể trước khi khám tuyển, hoặc sau khi sơ tuyển biết đủ tiêu chuẩn gọi nhập ngũ, nhằm trốn nghĩa vụ quân sự.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt tạm giam hiệu trưởng Trường cao đẳng Công thương miền Trung

Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công thương miền Trung bị bắt tạm giam vì chỉ đạo cấp dưới bỏ ngoài sổ sách tài chính kế toán nhiều nguồn thu dịch vụ và một số hoạt động sự nghiệp khác.

Bắt tạm giam hiệu trưởng Trường cao đẳng Công thương miền Trung

Công an tiếp nhận 1 người bị Myanmar trục xuất liên quan lừa đảo xuyên quốc gia

Chiều 14-5, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Ninh Bình cho biết đã tiếp nhận anh Nguyễn Văn C. (31 tuổi, ở huyện Nho Quan) bị Myanmar trục xuất do có hành vi lừa đảo xuyên quốc gia.

Công an tiếp nhận 1 người bị Myanmar trục xuất liên quan lừa đảo xuyên quốc gia

Khởi tố lãnh đạo công ty ở TP.HCM vì làm giả phiếu quan trắc môi trường

Lãnh đạo và nhân viên của một công ty dịch vụ môi trường ở TP.HCM bị Công an TP Huế khởi tố vì hành vi làm giả phiếu quan trắc môi trường.

Khởi tố lãnh đạo công ty ở TP.HCM vì làm giả phiếu quan trắc môi trường

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Bắt người nhẫn tâm lừa đổi vé số giả trúng thưởng, chiếm đoạt tiền của người khuyết tật

Người đàn ông ở Quảng Nam đã lừa đổi vé số giả trúng thưởng, chiếm đoạt 2,2 triệu đồng của người khuyết tật đi xe lăn bán vé số.

Bắt người nhẫn tâm lừa đổi vé số giả trúng thưởng, chiếm đoạt tiền của người khuyết tật

Lợi dụng chính sách nhân đạo, người phụ nữ ở Phú Quốc tiếp tục lừa đảo

Ngày 14-5, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên sơ thẩm, tuyên phạt Triệu Thị Huyền Trang (29 tuổi, ở phường Dương Đông, TP Phú Quốc) 30 năm tù giam về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Lợi dụng chính sách nhân đạo, người phụ nữ ở Phú Quốc tiếp tục lừa đảo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar