04/01/2015 16:38 GMT+7

Là con trai trụ cột gia đình nên... ngồi chơi?

NGUYỄN KHÁNH PHƯƠNG
NGUYỄN KHÁNH PHƯƠNG

TTO - Mẹ nói: “Anh con là con trai, sau này sẽ trở thành người đàn ông trụ cột của gia đình, phải gánh vác những công việc nặng nhọc. Sao con lại bắt anh rửa chén, lau nhà”…

Tranh minh họa

Tôi phải nuốt nước mắt ngậm bồ hòn khi nghe mẹ nói vậy.

Gia đình tôi có 3 anh chị em. Chị hai năm nay 25 tuổi, đang là nhân viên của một ngân hàng nhà nước.

Do mẹ sinh đôi, nên hai anh em tôi bằng tuổi nhau, cùng 18 tuổi. Là đứa con trai duy nhất trong gia đình, nên từ nhỏ anh tôi không phải đụng tay tới bất cứ việc gì.

Ngay cả việc vệ sinh cá nhân, mẹ tôi cũng lo từ a tới z. Anh tôi là đứa con được cưng chiều nhất trong ba chị em - chuyện đó không có gì phải bàn cãi nữa.

Thế nên, ngay từ nhỏ, anh đã mặc định trong đầu rằng: Việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa là việc của mẹ, chị và em gái. Mình là con trai duy nhất nên chỉ việc ngồi chơi.

Lớn lên, dường như ý nghĩ “mình chỉ việc ngồi chơi” của anh không hề thay đổi mà còn thấm sâu hơn nữa. Tư tưởng cổ hủ ấy như đinh đóng vào cột nhà và không bao giờ gỡ bỏ được.

Tết năm ngoái, vì ba mẹ phải trực cơ quan đến đêm giao thừa nên mọi việc từ dọn dẹp nhà cửa đến lau bàn ghế, chưng hoa quả lên bàn thờ đều giao cho chị em tôi đảm nhận. Chuyện dọn dẹp nhà cửa đã có tôi và chị lo, anh trai chỉ việc lau cửa sổ và lau chùi bộ lư đồng.

Nhưng hỡi ôi, khi tôi và chị tất cả chạy ngược xuôi để giúp ba mẹ lo kịp cái Tết thì anh trai chỉ nằm đung đưa võng xem ti vi, bấm điện thoại, nghe nhạc.

Thấy vậy, tôi tức lắm, bao uất ức bấy lâu nay được dịp tuôn ra, tôi buột miệng nói anh: “Anh nhìn lại anh đi, đã 18 tuổi rồi chứ ít ỏi gì đâu mà suốt ngày cứ đi học về là đi chơi, đi chơi xong về nằm bấm điện thoại, chẳng giúp gì cho mẹ hết. 18 tuổi mà chẳng biết rửa chén, quét nhà, thậm chí chẳng cầm được con dao. Ít nhất,  khi thấy em và chị lo việc nhà cửa thì anh cũng chùi  giúp một cánh cửa sổ đi, có mất mát gì không?”

Nghe tôi làm một tràng vậy, anh đứng phắt dậy, lườm tôi một cái rồi xuống nhà sau lấy khăn lên lau cửa sổ. Nhưng anh làm để dằn mặt, quơ được vài cái thì bỏ lại bãi chiến trường nhơ nhớp dưới sàn nhà rồi đi chơi.

Có lần, ăn cơm trưa xong tôi phải đi học lại liền. Hôm ấy, lớp tôi có tiết dự giờ nên tôi càng phải đi sớm để chuẩn bị bài vở. Hiển nhiên, rửa chén là nhiệm vụ tôi phải hoàn thành sau mỗi bữa cơm. Và lần ấy cũng không ngoại lệ. Thấy anh trai ăn xong là phóng ngay lên phòng nên tôi có ngỏ ý nhờ anh giúp để kịp giờ học. Nhưng đáp án lại sự nhờ vả của tôi là câu nói của mẹ: “Anh là con trai, sao con lại bắt anh rửa chén. Nó đi học về mệt, sao rửa được con”.

Tôi nghe xong đứng như trời trồng, đành nuốt nước mắt và im lặng.

Thế đấy, anh trai tôi đã bước qua ngưỡng 18, ngưỡng cửa của sự chín chắn và trưởng thành. Ở độ tuổi ấy, bao người đã thành đạt, đã cống hiến hết sức mình cho xã hội.

Anh tôi cũng 18 tuổi nhưng chỉ biết đi học, đi chơi và đi ngủ. Tôi không đỗ lỗi hết cho anh, anh tôi như vậy, một phần do ba mẹ đã cưng chiều quá mức.

Thiết nghĩ, tư tưởng cổ hủ “Nam việc nước, nữ việc nhà” vẫn âm ỉ cháy mãi trong tâm tưởng mỗi người Việt. Con trai là phải lo học hành, con gái ngoài việc học phải đảm đang việc nhà.

Trong khi đó, sau này lớn lên, phụ nữ vừa bươn chải làm ăn kiếm sống, gánh một phần gánh nặng về tài chính giúp chồng, lại vừa lo chu toàn mọi việc trong gia đình. Họ cũng làm quần quật 8 tiếng ở công ty, chồng cũng làm chừng ấy thời gian.

Thế nhưng, khi về nhà, chồng được nghỉ ngơi, còn họ thì không?

Âu là các ông chồng cũng thấm nhuần tư tưởng “việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa là của chị em, mình là con trai, không việc gì phải rớ vào”.

Thế nên, ngay từ bây giờ, những bậc làm cha, mẹ hãy dạy con trai mình biết cách chia sẻ việc nhà và cho con thấy được làm việc nhà quan trọng như thế nào.

Hãy cho con làm từ những việc đơn giản nhất như: quét nhà, dọn cơm, rửa chén.

Ba hoặc mẹ sẽ cùng làm với con và giảng giải cho con hiểu khi con trai giúp bố mẹ làm việc nhà thì ý nghĩa thế nào.

Để sau này lớn lên, con sẽ cùng chia sẻ việc nhà, việc con cái với vợ, chứ không: Nằm vắt chân trên võng xem ti vi hay rung đùi chém gió nữa.

Có đúng vì được chìu chuộng ngay từ nhỏ, nên các bé trai, sau này trở thành những người đàn ông chỉ biết sống ỷ lại, không san sẻ công việc gia đình? Đã đến lúc người phụ nữ nên giải phóng bản thân khỏi những việc nhà?

Hãy chia sẻ cùng TTO qua email [email protected] hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết.

NGUYỄN KHÁNH PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Hiện ngày càng nhiều người nước ngoài cưới vợ Việt nhưng đôi khi gặp không ít 'thử thách' do văn hóa khác biệt.

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Lũ ống đổ về trong đêm, nhiều tài sản của người dân bị cuốn trôi

Trận lũ ống xảy ra vào đêm 24-5 rạng sáng ngày 25-5 đã cuốn trôi nhiều tài sản của người dân ở xã Cẩm Duệ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Ngay trong đêm, chính quyền địa phương đã kêu gọi người dân di dời đến nơi an toàn.

Lũ ống đổ về trong đêm, nhiều tài sản của người dân bị cuốn trôi

Thêm xe hơi 7 chỗ đậu bên đường mặc nắng mưa suốt 2 năm không ai nhận

Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, một số người dân cho biết chiếc xe hơi 7 chỗ biển số TP.HCM đậu bên đường tại khu dân cư Nam Long (phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM) gần hai năm nay.

Thêm xe hơi 7 chỗ đậu bên đường mặc nắng mưa suốt 2 năm không ai nhận

Cưỡng chế xử lý nợ tàu cao tốc tuyến Cần Thơ - Côn Đảo

Doanh nghiệp vi phạm hợp đồng vay vốn bị cưỡng chế tài sản là tàu cao tốc tuyến Cần Thơ - Côn Đảo để thi hành bản án.

Cưỡng chế xử lý nợ tàu cao tốc tuyến Cần Thơ - Côn Đảo

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Cách đi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất không bị 'lạc lối', nơi gửi xe, đón taxi...

Hiện nhiều người ra, vào nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, TP.HCM vẫn còn lóng ngóng đi nhầm lối, nhầm tầng, loay hoay không biết đi đường nào để gửi xe...

Cách đi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất không bị 'lạc lối', nơi gửi xe, đón taxi...
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar