kỳ vọng Việt Nam
TT - Vòng chung khảo cuộc thi “Kỳ vọng Việt Nam 20 năm tới”, diễn ra tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ sáng 11-7, đã kết thúc với dư âm đẹp, với niềm tin và hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn.

TTO - Có lẽ không chờ đến 20 năm, tiếng Việt nên được giữ gìn ngay từ bây giờ. Không khó để nhận ra hiện nay giới trẻ đang vo tròn, bóp méo tiếng Việt bằng lối ăn nói, “chát” thoải mái và thật sự đang đi ngược chuẩn ngôn ngữ.

TTO - 20 năm tới tôi kỳ vọng toàn bộ hệ thống thủy lợi của Việt Nam sẽ hiện đại, với nhiều hệ thống hồ, đập… được nâng cấp, có thể chứa nước đầy đủ cho người dân yên tâm sản xuất và trồng các loại hoa màu.

TT - Bằng nguyện vọng và nỗ lực chính đáng của Nhà nước và nhân dân, tôi kỳ vọng bộ máy quản trị hành chính công các cấp ở Việt Nam sẽ hoàn thiện hơn trong 20 năm tới theo hướng công bằng và khoa học, phục vụ tốt nhất cho người dân.

TT - Sáng 2-7, ban giám khảo cuộc thi “Kỳ vọng Việt Nam 20 năm tới” gồm 5 thành viên đã có buổi hội ý với nhiều tranh luận để chọn được 14 bài dự thi vào vòng chung khảo.

TTO - Hàng lưu niệm cho du khách ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào những mặt hàng quen thuộc như áo dài, nón lá, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, tơ lụa, mây tre đan, các loại tranh thêu…

TT - Tôi mong mỏi trong 20 năm tới, hệ thống đô thị VN không còn những đô thị “bệnh tật” gồng mình đối phó với ngập lụt và nắng nóng. Ngược lại sẽ là những đô thị được thiết kế thích ứng với biến đổi khí hậu.

TTO - Việt Nam - một trong mười nước có hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới, theo đánh giá của UNESCO! - đó là kỳ vọng của bạn đọc Công Khanh trong bài viết dự thi cuộc thi "Kỳ vọng Việt Nam 20 năm tới".

TT - Căn cứ vào những chính sách, chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia, tôi kỳ vọng rằng trong vòng 20 năm tới, Nhà nước và xã hội sẽ đảm bảo sinh kế bền vững để ngư dân an tâm bám biển.

TTO - Nói đến giáo dục người ta thường nói: “Căn bệnh thành tích”. Là một nhà giáo hơn 20 năm đứng trên bục giảng, nghe ai nói đến điều này bản thân tôi cảm thấy xót xa, day dứt.
