07/07/2018 15:47 GMT+7

Ký ức Hội An - Ký ức của ai?

THIÊN ĐIỂU - THÁI BÁ DŨNG
THIÊN ĐIỂU - THÁI BÁ DŨNG

TTO - 'Phiên bản 2.0’ của Ký ức Hội An dù đã được cắt chỉnh hầu hết những yếu tố bị ‘phàn nàn’ từ giới chuyên gia và dư luận, nhưng vẫn thật khó mà tìm thấy một Hội An nhuần nhị, duyên dáng như trong ký ức...

Ký ức Hội An - Ký ức của ai? - Ảnh 1.

Hội An cổ kính, khiêm cung, nhuần nhị, nhỏ nhắn trong thực tế chắc chắn xa lạ với mọi sự hoành tráng, lòe loẹt, ồn ả hay kỷ lục - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Tối 6-7, "phiên bản 2.0" (như nhà tổ chức gọi) của chương trình nghệ thuật thực cảnh đã được diễn ra mắt báo giới.

Ban tổ chức cho hay, phiên bản thứ 2 này đã được diễn ra mắt công chúng từ ngày 16-5. Từ đó đến nay, chương trình đã "nhận được sự đánh giá tích cực từ giới chuyên môn cũng như khán giả bởi sự nâng tầm cả về nội dung câu chuyện, yếu tố nghệ thuật và bản sắc văn hóa Việt".

Theo nhà tổ chức, chương trình Ký ức Hội An phiên bản 2.0 đã vinh dự được công diễn cho đoàn 12 đại sứ các nước tại Việt Nam và đã "chinh phục trái tim" của nhiều đại sứ. 

Ký ức Hội An - Ký ức của ai? - Ảnh 2.

Ký ức Hội An phiên bản 2.0 vẫn giữ lại phần đám cưới của công chúa Huyền Trân và vua Chế Mân - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Đáng chú ý, nhà sử học Dương Trung Quốc - cố vấn về lịch sử của chương trình, cho rằng "Chúng ta nên tự hào vì đây là một sản phẩm văn hóa, nghệ thuật hoàn toàn có thể sánh tầm với thế giới do chính người Việt tạo ra". 

Ông cũng dự báo đây sẽ là "một trải nghiệm văn hóa mới mẻ sẽ trở thành xu hướng".

Không thể phủ nhận, Ký ức Hội An rất hoành tráng ở khía cạnh sân khấu, diễn viên, công nghệ biểu diễn hiện đại với âm thanh, ánh sáng có thể khiến hầu hết khán giả đều phải choáng ngợp., nhưng... 

Ký ức Hội An - Ký ức của ai? - Ảnh 3.

Thay vì để người đàn bà chờ chồng hóa đá trên sông, phiên bản mới cho nàng vẫn sống và gặp lại chồng trong giấc mơ - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Đợt chỉnh sửa lần này không phải là lần cuối cùng, chúng tôi sẽ lắng nghe mọi ý kiến và sẽ tiếp tục chỉnh sửa, đổi mới để vở diễn được tươi mới. Dẫu có những chuyện đi khác với dự tính nhưng mục đích cuối cùng của công ty là mong muốn vở diễn đóng góp được cho vùng đất, văn hoá Hội An, như một sản phẩm khác lạ để có thêm sản phẩm phục vụ khách lưu trú và người dân Hội An.

Ôn Đào Quang Tùng - Công ty Gami Hội An

Show giải trí không cần trung thành với lịch sử

Theo tính toán cơ học của nhà tổ chức, Ký ức Hội An 2.0 đã được chỉnh sửa tới 30% so với phiên bản ban đầu. 

Có thể thấy, trong phiên bản mới, nhà tổ chức đã cầu thị (?) cắt bỏ nhiều chi tiết khiến công chúng và một số chuyên gia chưa hài lòng trước đây.

Ký ức Hội An 2.0 không còn cảnh chợ nổi rộn ràng bán mua tấp nập dễ liên tưởng tới "đặc sản" chợ nổi của miền Tây Nam bộ. Phiên bản mới cũng không để nàng "vọng phu" chờ chồng hóa đá giữa sông Hoài.

Tuy nhiên, ê-kip vẫn "kiên định" giữ lại cảnh đám cưới giữa công chúa Huyền Trân với vua Chế Mân bằng cảnh tượng hùng tráng của những đoàn quân, những chú voi không lồ cho một đám cưới rình rang của cặp trai tài gái sắc.

Lý lẽ cho sự kiên định này được đại diện nhà tổ chức chia sẻ: "Không có sách sử ghi đám cưới Huyền Trân và Chế Mân diễn ra ở Hội An nhưng cũng chẳng có tài liệu nào khẳng định đám cưới ấy không được diễn ra ở Hội An. Đây chỉ là một show giải trí với mục đích thương mại nên nó không có trách nhiệm phải trung thành tuyệt đối với sự thật lịch sử".

Ký ức Hội An - Ký ức của ai? - Ảnh 5.

Chương trình có sự đầu tư rất lớn từ sân khấu, diễn viên, phục trang - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Thực tế, màn đám cưới của Huyền Trân và Chế Mân là một trong 5 màn kéo dài khoảng 1 tiếng 15 phút của toàn bộ chương trình. Nếu muốn bỏ vì những ghi vấn sai lịch sử cũng không dễ dàng cho ê-kíp thực hiện trong một thời gian ngắn.

Nhà tổ chức cũng cho biết, Ký ức Hội An sẽ không chỉ dừng lại ở phiên bản 2.0 mà tiếp tục được chỉnh sửa trong suốt quá trình biểu diễn "để liên tục đổi mới, hấp dẫn công chúng quay lại nhiều lần".

Phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Nam cũng khẳng định tỉnh Quảng Nam sẽ đưa Ký ức Hội An vào các chương trình du lịch chính thống, và khích lệ doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm tương tự tại Quảng Nam.

Ký ức Hội An - Ký ức của ai? - Ảnh 6.

Hội An khi còn là một thương cảng sầm uất - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Hội An là Hội An nào?

Với phiên bản mới, có thể thấy nhà tổ chức đã rất cầu thị lắng nghe phản hồi từ công chúng để cố gắng có một sản phẩm du lịch tốt cho Hội An, mà trước tiên là cho túi tiền của nhà đầu tư. Những "hạt sạn" đã được nhặt bỏ đi nhiều.

Nhưng một bát cơm đã hết sạn thì chưa chắc đã đủ để thành một bát cơm ngon.

Và với những gì mà Ký ức Hội An phiên bản 2.0 đang mang đến cho người xem, có thể thấy, bát cơm tuy bắt mắt mà nhạt miệng.

Tên của chương trình là Ký ức Hội An, nhưng thật khó để nhìn ra một Hội An của nhuần nhị, duyên dáng và cổ kính giữa những ồn ào kỹ nghệ, những hoành tráng âm thanh, ánh sáng, giữa những đại cảnh trăm người náo nhiệt, giữa khô cằn phố thị trên bê tông vô hồn...

Ban tổ chức giới thiệu, chương trình hướng tới mục đích lan tỏa những nét đẹp văn hóa độc đáo, thân thương mà rực rỡ sắc màu của Hội An xưa và nay thông qua những mảnh ghép ký ức về phố Hội.

Nhưng ngay cả thuyền chài, hội quán, chùa Cầu hay thiếu nữ, áo dài… thì nhìn vào tổng thể chương trình, thật khó để người xem, đặc biệt là chính những người Hội An có thể nhìn thấy một sự liên quan nào giữa một Hội An trong thực cảnh và một Hội An thực sống.

Ký ức Hội An đang công diễn này là ký ức của ai đó chứ chẳng phải là ký ức của mảnh đất này.

Thế nên, dù không thể phủ nhận nỗ lực rất lớn cả về tiền bạc và công sức của toàn bộ ê-kíp để cho ra một show giải trí, một sản phẩm du lịch, vẫn phải nói rằng, mang Ký ức Hội An tới Hội An chẳng khác nào đưa ca sĩ phòng trà đến hát Nhã nhạc cung đình vậy.

Ký ức Hội An - Ký ức của ai? - Ảnh 7.

Ngay cả chùa Cầu hay thiếu nữ, áo dài… thì nhìn vào tổng thể chương trình, thật khó để nhìn thấy sự liên quan nào giữa một Hội An trong thực cảnh và một Hội An thực sống - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Nhìn chung thì Ký ức Hội An là show diễn được đầu tư rất lớn cả chương trình nghệ thuật lẫn lượng diễn viên, chi phí thực hiện. Đại cảnh của vở là rất hoành tráng nhưng kể cả sau chỉnh sửa thì sự quá hoành tráng đó có lẽ vẫn khiến cho người xem có cảm giác "loãng", sự kết nối giữa các màn chưa thật sự chặt chẽ, chưa thật sự thể hiện rõ âm hưởng đời sống, văn hoá của Hội An.

Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Bích - chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Nam - thành viên tham gia thẩm định

TTO - Trước động thái tiếp thu, chỉnh sửa lại dự án Gami và cả show diễn Ký ức Hội An, chiều 19-4 UBND TP Hội An (Quảng Nam) đã có buổi làm việc với chủ đầu tư dự án Gami.

THIÊN ĐIỂU - THÁI BÁ DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

YouTuber Cee Jay (quốc tịch Nigeria) và diễn viên, MC Charlie Winston (quốc tịch Mỹ) đã hòa giọng cùng các nghệ sĩ Việt Nam hát vang ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong đêm nghệ thuật ‘Quà tháng 5 dâng Người’ tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh chiều 14-5 tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình.

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được gọi tên.

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm từ hơn 135.000 hạt sen của họa sĩ Mộc Oanh, được trưng bày trong chuyên đề Miền Nam nhớ mãi ơn Người, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM.

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar