12/07/2023 09:25 GMT+7

Kỳ tích nuôi sống trẻ sinh non 600 gam, mắc nhiều bệnh lý

Sinh non từ tuần thứ 25, bé trai nặng vỏn vẹn 600 gam kèm theo viêm ruột hoại tử, hẹp ruột. Trải qua gần 5 tháng điều trị, 52 ngày thở máy xâm nhập, 10 lần truyền máu, cháu bé hiện đã nặng 2,2kg.

Kỳ tích bé sinh non được nuôi sống tại Bệnh viện Phụ sản trung ương - Ảnh: T.B.

Kỳ tích bé sinh non được nuôi sống tại Bệnh viện Phụ sản trung ương - Ảnh: T.B.

Ngày 11-7, ông Trần Danh Cường - giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương - thông tin các bác sĩ đã chăm sóc, điều trị thành công cho trẻ sơ sinh 25 tuần tuổi nặng 600 gam, bị viêm ruột hoại tử, hẹp ruột.

Tháng 2-2023, bé trai (tại Hà Nội) được sinh thường khi mới 25 tuần tuổi. Trẻ là con thứ ba trong gia đình, khi chào đời chỉ nặng 600 gam. Sau sinh non, trẻ bị suy dinh dưỡng, non bóng, suy hô hấp, thở nấc, phản xạ rất chậm. Trẻ được đặt nội khí quản, thở máy, bơm sunrfactant.

Bác sĩ Cường chia sẻ để điều trị cho trẻ, Bệnh viện Phụ sản trung ương đã phối hợp với Bệnh viện Việt Đức hội chẩn chặt chẽ giữa ngoại nhi và sơ sinh để giải quyết cơ quan tiêu hóa cho bệnh nhi.

Theo bác sĩ Phạm Văn Thái - Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản trung ương), trẻ được điều trị gần 5 tháng tại bệnh viện và đây là ca bệnh khá đặc biệt.

"Giai đoạn đầu trẻ được hồi sức sơ sinh ngay từ phòng đẻ, chống suy hô hấp, nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn phần...

Sau đó trẻ tiếp tục đối diện với nhiều bệnh lý, được chẩn đoán viêm ruột hoại tử, sốc nhiễm khuẩn, hẹp ruột sau viêm, mổ cắt đoạn hẹp ruột và nối lại tại Bệnh viện Việt Đức.

Sau gần 5 tháng điều trị, trải qua 52 ngày thở máy xâm nhập, 10 lần truyền máu, hiện trẻ đã ăn tốt, bú được mẹ, cảm xúc đã biết mỉm cười tự phát. "Cháu nặng 2,2kg nhưng hồ sơ điều trị cân nặng tới hơn 4kg", bác sĩ Thái nói.

Đây là ca bệnh có thời gian điều trị lâu tại Bệnh viện Phụ sản trung ương. Trước đây, những trẻ sinh cực kỳ non tháng bị viêm ruột hoại tử đều đối mặt với nguy cơ tử vong. Thế nhưng, việc cứu sống bé trai nêu trên đã mang đến tín hiệu tích cực, mở ra cơ hội sống cho những trẻ sinh non tháng, nhẹ cân.

Bé sinh non 25 tuần chỉ nặng 900g, sau 9 tuần nuôi tăng lên 1,8kg

Sinh non ở tuần thứ 25, bé gái chào đời chỉ nặng 900g, phải thở máy 40 ngày liên tục, bị xuất huyết phổi, nhiễm trùng... Sau 9 tuần điều trị và chăm sóc, bé vừa được xuất viện, cân nặng 1,8kg.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'

Đằng sau những giờ chẩn đoán, phẫu thuật cho người bệnh tai - mũi - họng, bác sĩ Đặng Hoài Anh (37 tuổi) còn là một nhiếp ảnh gia với những chuyến độc hành tìm kiếm chính mình qua khung ảnh.

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'

30 vết đốt của ong vò vẽ khiến người đàn ông hôn mê

Người đàn ông nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi bị ong vò vẽ đốt hơn 30 vết, tập trung ở vùng đầu, mặt, tay.

30 vết đốt của ong vò vẽ khiến người đàn ông hôn mê

Bệnh nhân ung thư mừng rơn vì được lấy thuốc 3 tháng/lần

Nhiều bệnh nhân ung thư đã điều trị ổn định được chỉ định tái khám 3 tháng một lần, thế nhưng tháng nào họ cũng phải đến bệnh viện để lấy thuốc điều trị. Mỗi lần lấy thuốc đều phải xếp hàng, chờ đợi.

Bệnh nhân ung thư mừng rơn vì được lấy thuốc 3 tháng/lần

TP.HCM bắt đầu phát thuốc bảo hiểm y tế bệnh mạn tính theo đơn hơn 30 ngày

Những ngày đầu triển khai cấp phát thuốc bệnh mạn tính đến 3 tháng/lần theo thông tư mới của Bộ Y tế, cả người bệnh và bệnh viện đều vui mừng.

TP.HCM bắt đầu phát thuốc bảo hiểm y tế bệnh mạn tính theo đơn hơn 30 ngày

Bị hai chiếc đũa dài đâm vào mũi phải trong một lần uống say

Hai chiếc đũa “ẩn náu” trong xoang hàm, đặt bệnh nhân trên bờ vực nguy hiểm. Cuộc phẫu thuật lấy dị vật bất ngờ này hé lộ những rủi ro khôn lường.

Bị hai chiếc đũa dài đâm vào mũi phải trong một lần uống say

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Từ 1-7, nếu không cập nhật căn cước công dân vào hồ sơ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội có thể bị từ chối giải quyết hồ sơ, ảnh hưởng quyền lợi.

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar