03/12/2024 09:52 GMT+7

Kỳ tích cao su Việt: Anh linh liệt sĩ và 10.000ha cao su Việt đầu tiên ở Lào

'Buổi sáng thắp nhang ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn trước khi qua Lào, anh em chúng tôi xúc động đến ứa nước mắt. Xương máu anh hùng nhiều quá. Nhiều liệt sĩ có tên nhưng nhiều liệt sĩ vẫn phải vô danh trên bia mộ...'.

Kỳ tích cao su Việt: Anh linh liệt sĩ và 10.000ha cao su Việt đầu tiên ở Lào - Ảnh 1.

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, năm 2006 là ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư sang thăm và biểu dương Công ty cổ phần Cao su Việt Lào hoàn thành tốt nhiệm vụ - Ảnh: Công ty cổ phần Cao su Việt Lào

"...Chúng tôi nghĩ đến trách nhiệm của mình. Cha anh đã đổ máu xương bảo vệ Tổ quốc thì trách nhiệm chúng tôi phải góp sức gìn giữ và phát triển đất nước" - Anh hùng lao động Hồ Văn Ngừng, nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần Cao su Việt Lào, nhắc nhớ kỷ niệm xúc động trên hành trình đi phủ tán xanh cao su Việt Nam trên đất bạn Lào.

Báo cáo dự án trước hơn 10.000 liệt sĩ

Đó là buổi sáng ngày thứ hai trong hành trình của đoàn 10 người do ông Chín Ngừng dẫn đầu sang Lào tháng giêng năm 2005.

Sau một đêm thao thức tâm sự cùng ông Vũ Trọng Kim (bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị thời điểm ấy), sáng hôm sau ông Chín Ngừng chuẩn bị một mâm cúng ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Tất cả 10 thành viên trong đoàn cùng đứng thắp nhang.

Trước hơn 10.000 anh linh liệt sĩ, ông Chín Ngừng khấn những lời tâm huyết báo cáo về dự án phủ xanh cây cao su Việt ở Lào, đất nước mà nhiều liệt sĩ đang yên nghỉ ở đây đã từng tình nguyện chiến đấu và hy sinh anh dũng.

Ông cũng xin anh linh liệt sĩ phù hộ ngành cao su Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ này, một nhiệm vụ lớn lao góp phần gắn kết thêm tình hữu nghị hai quốc gia và đem lại lợi ích bền vững trên mảnh đất Nam Lào mà nhiều liệt sĩ đã từng chiến đấu và đổ máu để có được ngày hôm nay.

Gần 20 năm đã trôi qua, ông Ngô Quyền - thành viên trẻ nhất trong đoàn ngày ấy - vẫn rất xúc động khi hồi tưởng kỷ niệm đặc biệt không thể nào quên này. Ông trải lòng mình đã ứa nước mắt khi lặng nhìn những tấm bia mộ chiến sĩ còn khuyết danh.

Họ đều hy sinh khi còn trẻ quá. Và ông lại nghĩ đến trách nhiệm của mình cùng anh em trong đoàn sau bao máu xương chiến sĩ để có được hòa bình cho người sau tiếp bước đi ươm màu xanh cao su…

Ngày hôm ấy đoàn qua đến Lào, lại tiếp tục thắp nhang ở các đài tưởng niệm liệt sĩ Việt Nam. Sau đó ông Chín Ngừng cùng anh em nhanh chóng bắt tay vào việc để đẩy nhanh tiến độ dự án.

"Chúng tôi quyết định vừa làm vừa hoàn thành các thủ tục, bởi nếu chờ đợi thì phải mất thêm hơn một năm nữa", ông Chín Ngừng kể ban đầu cũng có những ý kiến băn khoăn về việc "đi tắt" nhưng kết quả cho thấy đã đúng.

Họ tiết kiệm được thời gian, chi phí và rất nhiều yếu tố khác, trong khi lại sớm tập hợp được lực lượng lao động là người dân Lào. Từ bộ khung ban đầu của đoàn 10 người, Công ty cổ phần Cao su Việt Lào nhanh chóng được thành lập.

Những bước tiến nhanh

Ngày 15-7-2005, công ty tổ chức lễ khởi công và ra mắt hoạt động ở huyện Bachiang, tỉnh Champasak.

Kỳ tích cao su Việt: Anh linh liệt sĩ và 10.000ha cao su Việt đầu tiên ở Lào - Ảnh 2.

Thủ tướng Lào Bouasone Bouphavanh trồng cây cao su kỷ niệm ở Công ty cổ phần Cao su Việt Lào ngày 8-10-2006 Ảnh: Công ty cổ phần Cao su Việt Lào

Lãnh đạo Tổng công ty Cao su Việt Nam qua dự lễ đã phát biểu tầm nhìn chiến lược: "Việc đầu đầu tư trồng cao su sang Lào thể hiện tầm nhìn chiến lược của tổng công ty.

Hy vọng đây sẽ là điểm sáng trong chương trình hợp tác phát triển kinh tế của hai nước Việt - Lào hiện nay và trong những năm tới"…

Ông Chín Ngừng có niềm tin anh linh liệt sĩ phù hộ và thực tế có nhiều thuận lợi diễn ra hơn cả mong đợi.

Các cấp chính quyền Lào rất ủng hộ dự án phát triển cây cao su Việt Nam để đem lại việc làm và lợi ích kinh tế cho địa phương mình.

Tỉnh trưởng Champasak khi ấy thỉnh thoảng còn gọi ông: "Anh Chín ơi, anh có gặp gì khó khăn không, anh có cần tôi giúp gì không?".

Ông Chín Ngừng rất xúc động hiểu đó là những lời tâm huyết, chân thật như anh em, mong mình được việc mà không kèm theo điều kiện gì.

Trong khi đó một số cán bộ địa phương ở Lào cũng đi đầu trong việc giao đất để làm gương cho người dân làm theo. Còn các già làng, già bản cũng chân chất hỏi họ có thể giúp đỡ được gì…

Ông Lê Minh Châu, nguyên phó tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam, vẫn chưa quên một trong những vấn đề lớn phải vượt qua của dự án ở Lào là đền bù và nhận đất đai từ người dân để tiến hành trồng cây.

Thời điểm đó cũng có doanh nghiệp từ nước khác sang mua đất người dân Lào để trồng cao su. "Họ mua đất chỗ này chỗ kia, loang lổ như da beo và trả tiền cao hơn một chút làm cho người dân lầm tưởng.

Kỳ tích cao su Việt: Anh linh liệt sĩ và 10.000ha cao su Việt đầu tiên ở Lào - Ảnh 3.

Vườm ươm cây giống ở Công ty CPCS Việt Lào - Ảnh: QUỐC MINH

Tuy nhiên về sau dân hiểu dự án Việt Nam đầu tư bài bản hơn. Mình đầu tư trồng cây xong tươi tốt mới giao lại cho dân, rồi tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, tạo công ăn việc làm ổn định, giá thu mua mủ cũng cao hơn, kèm theo đó là đầu tư hạ tầng đầy đủ để bà con có điều kiện sống tốt hơn…", ông Năm Châu kể.

Nhiều năm nhắc nhớ lại, các ông Năm Châu, Chín Ngừng, Ngô Quyền đều cho rằng ngoài những nỗ lực của họ còn có lý do rất lớn là xuất phát từ tấm lòng người dân Lào quý mến Việt Nam và nghe nói tới Bác Hồ là họ đặc biệt quý trọng.

"Ban đầu chúng tôi cũng lo lắng về nhân lực lao động. Dự án cần 3.000 người, lại phải làm nhanh. Vậy mà chỉ vài ngày người dân Lào đã vui vẻ kéo đến đủ con số này, thậm chí có lúc lên đến 4.000 người, kể cả từ các địa phương khác cũng kéo đến xin làm", ông Chín Ngừng xúc động kể về một ấn tượng khó quên với người dân Lào.

Đặc biệt ông còn nhớ người Lào ở vùng rừng núi có nếp sống du canh du cư, gặp được đất đẹp bà con thường đến để ở và tự trồng tỉa cho riêng mình.

Ban đầu anh em công ty cũng sợ điều này lặp lại trên đất dự án cao su đã được san ủi nhưng điều đó không hề xảy ra.

"Các công ty của nước khác cũng đến mua đất làm dự án, mình ít tiền hơn nhưng vẫn được người dân Lào ủng hộ. Một điều rất xúc động", ông Chín Ngừng tâm sự…

Ngay trong năm 2005, những cây cao su Việt Nam đầu tiên đã được trồng xuống đất đỏ huyện Bachiang, tỉnh Champasak. Chính bí thư Tỉnh ủy, tỉnh trưởng Champasak và Thủ tướng Lào Bouasone Bouphavanh khi ấy đã tận tay ươm màu xanh cây cao Việt trên đất nước mình.

19 năm nhắc lại bước phát triển này, ông Chín Ngừng kể họ đã gặp được những sự thuận lợi lớn lao mà ông tin rằng có được sự phù hộ của anh linh các liệt sĩ Việt Nam đã hy sinh trên đất nước Lào.

"Để đẩy nhanh tiến độ chúng tôi quyết định phải trồng luôn vào mùa nắng rất ít mưa ở Lào, vậy mà sau đó trời lại đổ mưa liên tục cho cây tươi tốt", ông Chín Ngừng kể chính quyền và người dân bên đó cũng ngạc nhiên nói ông trời ủng hộ cây cao su Việt Nam.

Chỉ trong thời gian ngắn có ba năm mà ông Chín Ngừng và anh em Công ty cổ phần Cao su Việt Lào đã trồng được gần 10.000ha, trong khi chỉ tiêu tổng công ty giao là 5-6 năm. Họ đã lập được kỷ lục toàn ngành cao su Việt Nam trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn…

Và họ đã làm điều ấy như thế nào?

"Chính phủ Lào và chính quyền địa phương rất ủng hộ dự án. Hai bên có trách nhiệm phải cố gắng hoàn thành dự án đã ký kết.

Đặc biệt, việc mở rộng dự án thêm 10.000ha mới cần phải tiến hành ngay các thủ tục với cấp trung ương, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc tìm đất để giao", Thủ tướng Lào Bouasone Bouphavanh phát biểu trong chuyến thăm Công ty cổ phần Cao su Việt Lào ngày 8-10-2006.

---------------------------

Dũng cảm bỏ kỹ thuật truyền thống từ thời Pháp thuộc, một phương pháp trồng cao su mới được thực hiện ngay trên đất Lào đã đem lại hiệu quả rất cao như thời gian trồng nhanh hơn, lượng cây sống cao hơn, giảm hẳn chi phí.

Kỳ tới: Thần tốc “chiến dịch” phủ xanh cao su trên nước bạn

Kỳ tích cao su Việt Nam trên nước bạn Lào - Kỳ 1: Đoàn 904 và những người tiên phong

Tròn 20 năm đã trôi qua, nhiều chứng nhân trong cuộc vẫn xúc động và tràn đầy tự hào khi nhắc nhớ lần đầu tiên cây cao su Việt Nam xuất ngoại, trồng xanh tươi trên đất nước bạn Lào.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar