16/06/2012 10:15 GMT+7

Kỹ thuật đơn giản hồi sức tim phổi

BS HUỲNH HỒNG HẠNH - Bệnh viện Ung bướu TP.HCM
BS HUỲNH HỒNG HẠNH - Bệnh viện Ung bướu TP.HCM

TTO - Sau sáu phút từ khi máu ngừng lưu thông, não sẽ chết, bệnh nhân tử vong trong vòng 8-10 phút và mọi can thiệp sau đó dù là của êkip chuyên nghiệp cũng trở thành vô nghĩa.

Trong tình hình hiện nay, bạn cần tự trang bị cho mình những kiến thức sơ cứu tối thiểu để có lúc cần đến khi phải cứu giúp bạn bè, người thân quen qua cơn nguy hiểm.

Phóng to
Ấn tim để sơ cứu nạn nhân

CPR (Cardiopulmonary resuscitation) là kỹ thuật hồi sức tim phổi, nhằm cung cấp cho nạn nhân tuần hoàn nhân tạo, hô hấp nhân tạo và phục hồi tuần hoàn có hiệu quả.

Đầu tiên, bạn cần xem có an toàn không khi tiếp xúc với nạn nhân, đừng tự biến mình thành nạn nhân thứ hai. Ví dụ khi người bị nạn bị điện giật, bạn cần chắc chắn phải tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

Thứ hai, xem xét nhanh tình trạng nạn nhân, nạn nhân có tỉnh không, mở mắt, nói, cử động chân tay. Bạn có thể gọi và lay nạn nhân xem có đáp ứng không.

Bước tiếp theo là xác định xem nạn nhân còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có lên xuống hay không, hay lắng nghe âm thanh từ mũi, miệng khi nạn nhân thở.

Nếu nạn nhân không phản ứng và bạn có hai người thì một người sẽ gọi điện thoại cho cấp cứu và một người tiến hành CPR. Nếu bạn có một mình và có sẵn điện thoại thì gọi cấp cứu trước rồi hãy tiến hành CPR.

Ba bước của CPR

Hiện nay, ba bước cơ bản của CPR theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã có thay đổi so với trước, từ ABC (Airway: thông đường thở - Breathing: hà hơi thổi ngạt - Chest compression: ấn tim) chuyển thành CAB (ấn tim - thông đường thở - hà hơi thổi ngạt).

Ấn tim

Đây là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất, nếu nạn nhân bị ngưng tim ngoài bệnh viện thì ấn tim đơn thuần (compression only) sẽ hiệu quả hơn CPR tiêu chuẩn. Không nên áp dụng ấn tim đơn thuần đối với các trường hợp ngạt nước, ngộ độc thuốc hay ngưng tim ở trẻ em, với các trường hợp này có thể phải giúp thở thêm.

Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng trước khi tiến hành thủ thuật.

Ấn như thế nào và ấn ở đâu?

Bạn cần ấn ở 1/3 dưới xương ức, với lực của hai bàn tay, khuỷu tay thẳng, xuống sâu 5cm hay 1/3 chiều dày lồng ngực, tần suất 100 nhịp/phút.

Nguyên tắc là dù có tiến hành hà hơi thổi ngạt vẫn phải tiếp tục ấn tim.

Kỹ thuật CPR trên đây chỉ dành cho người lớn. Kỹ năng thực hiện CPR mang lại hiệu quả cao hơn nếu người cấp cứu được huấn luyện thành thục, nên nếu bạn có thời gian rảnh hãy liên hệ Hội chữ thập đỏ địa phương để được đào tạo bài bản.

Đừng bỏ cuộc sớm quá, cố gắng duy trì CPR đến khi êkip chuyên nghiệp đến, vì chỉ có bạn mới giúp những người thân của mình sống sót trong trường hợp khẩn cấp mà thôi.

BS HUỲNH HỒNG HẠNH - Bệnh viện Ung bướu TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar