07/11/2019 11:10 GMT+7

Kỹ thuật cầm máu tối ưu cứu người xuất huyết ồ ạt

T.LŨY
T.LŨY

TTO - Một bệnh nhân được chuyển viện từ Cà Mau đến Bệnh viện Chợ Rẫy, trên đường đi đến Cần Thơ đã bị ngất do nôn ra máu tươi, choáng mất máu nặng và đã được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ cấp cứu kịp thời.

Kỹ thuật cầm máu tối ưu cứu người xuất huyết ồ ạt - Ảnh 1.

Hình ảnh nội soi thấy các vết xuất huyết ở các mạch máu ở niêm mạc dạ dày

Điều đáng nói là trước đó bệnh nhân này - bà Lâm Kiều O (56 tuổi, ở huyện Đầm Dơi, Cà Mau) - vốn bị nhiều bệnh lý như đái tháo đường, tăng huyết áp nhiều năm và bị thoái hóa khớp, đau cột sống. Bệnh nhân thường xuyên sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kể cả thuốc tây y lẫn đông y do người quen hướng dẫn để điều trị tình trạng đau nhức xương khớp, đái tháo đường.

Lúc nhập Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, ngoài việc nôn ra máu, mất máu nặng, bệnh nhân còn bị huyết áp tuột, da niêm trắng bệt, tri giác lơ mơ, lượng huyết sắc tố trong máu giảm nghiêm trọng.

Ngay lập tức bệnh nhân được hồi sức chống sốc tích cực, thở oxy, dịch truyền chảy tối đa, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm cấp cứu. Sau đó các bác sĩ sử dụng thuốc ức chế bơm proton, nội soi dạ dày tá tràng cấp cứu tại giường kiểm tra. Kết quả hội chẩn cấp bệnh viện gồm nhiều chuyên khoa chẩn đoán bệnh nhân bị choáng mất máu do xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng/ tiền sử bệnh nhân đái tháo đường có nhiều bệnh lý khác đi kèm.

Nội soi cho thấy bệnh nhân bị viêm teo niêm mạc dạ dày, giãn mao mạch, xuất huyết phình vị - thân vị bờ cong nhỏ mức độ nặng. Êkip quyết định nội soi can thiệp cầm máu, thấy có nhiều mao mạch giãn đang chảy máu, quyết định dùng khí argon plasma phun vào vị trí các mao mạch đang chảy máu. Ngay sau thủ thuật, tình trạng xuất huyết đã được kiểm soát, các vị trí mao mạch không chảy máu thêm. Hiện tình trạng bệnh nhân ổn định và chuẩn bị được xuất viện.

Bác sĩ Bồ Kim Phương - trưởng khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ - cho biết với những tổn thương có nhiều mao mạch đang chảy máu, kỹ thuật đông bằng argon plasma là phương án cầm máu tối ưu và ít gây tai biến.

"Các thuốc kháng viêm thường có các tác dụng phụ rất nguy hiểm, có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến cơ thể người sử dụng (đặc biệt nhóm chứa corticosteroid). Do đó khi sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau cần tuân theo đúng chỉ định của thầy thuốc, đồng thời tầm soát vi khuẩn H. pylori gây viêm loét dạ dày, tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, kể cả thuốc đông được" - BS Phương nói.

Cầm máu khi trẻ chảy máu mũi

TT - Chảy máu mũi là một triệu chứng ít gặp, do vậy khi trẻ bị chảy máu mũi quí phụ huynh rất bối rối, không có cách xử lý phù hợp.

T.LŨY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar