26/08/2014 04:40 GMT+7

Kỳ thi quốc gia chung: chấp nhận nhưng không yên tâm

GS NGUYỄN ĐỨC DÂN
GS NGUYỄN ĐỨC DÂN

TT - Giáo sư Nguyễn Đức Dân gửi ý kiến tham gia diễn đàn Phương án nào cho một kỳ thi quốc gia. Giáo sư đã nêu ra ba vấn đề.

Phóng to
Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT cần lắng nghe ý kiến của học sinh khi lựa chọn phương án cho một kỳ thi quốc gia. Trong ảnh: Học sinh lớp 12 Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM - Ảnh tư liệu

1. Bộ GD-ĐT đang hướng tới một kỳ thi quốc gia chung, vừa tốt nghiệp THPT vừa dùng để xét tuyển ĐH. Trước mỗi quyết định, xã hội có ba mức chấp nhận.

Theo hiện lệ là chấp nhận cao, chấp nhận và chấp nhận thấp. Với quyết định này, tôi thuộc loại chấp nhận thấp cho phù hợp với xu thế chung của thời đại, nghĩa là đành chấp nhận vì không yên tâm, vì tin chắc kết quả không phản ánh năng lực thực của học sinh ít nhất cũng trong mươi năm đầu tiên.

Một khi trên dưới đã “đồng lòng nhất trí” để địa phương mình đạt thành tích thi cử cao, học sinh trúng tuyển vào nhiều trường ĐH thì dù Bộ GD-ĐT có trăm phương nghìn kế cũng không một biện pháp nào, không một phương án thi cử nào có thể đưa lại kết quả trung thực, công bằng trong thi chung quốc gia. Thôi thì cứ để các địa phương tự tổ chức thực hiện kỳ thi chung, còn Bộ GD-ĐT sẽ dùng biện pháp vĩ mô điều chỉnh dần dần.

2 Không lẽ mãi mãi chấp nhận một kỳ thi chung mà biết chắc kết quả không trung thực? Bởi vậy, cần có biện pháp điều chỉnh để người có quyền dần thấy rằng dù không trung thực thì kết cục sẽ không được lợi gì đáng kể, lại hại nhiều tới uy tín cá nhân. Biện pháp cơ bản là Bộ GD-ĐT ra một văn bản pháp lý: điểm thi trong kỳ thi chung toàn quốc chỉ là điều kiện cần để được nhận chính thức vào một trường ĐH. Các trường được quyền hậu kiểm.

Có những trường không muốn hậu kiểm, hoặc do họ muốn có lượng sinh viên tối đa thu được lợi nhuận nhiều nhất, còn chất lượng đầu vào ra sao không quan tâm, “sống chết mặc bay, tiền thầy hội đồng quản trị bỏ túi”. Hoặc do họ không đủ tự tin ra những đề thi chính xác kiểm tra lại trình độ học sinh. Hãy để những trường đó nhận sinh viên theo kết quả kỳ thi chung.

Những trường muốn khẳng định học hiệu của mình sẽ tổ chức kiểm tra lại theo văn bản pháp lý quy định. Sẽ loại những học sinh không đạt. Ở kỳ kiểm tra lại không nên tiến hành cồng kềnh, ồn ào, toàn trường. Cứ coi như kỳ thi kết thúc một môn học bình thường. Có thể giao cho từng khoa hoặc liên khoa. Không nhất thiết kiểm tra lại đầy đủ các môn của khối thi.

Tùy trường, thậm chí tùy khoa quyết định kiểm tra lại những môn nào, tối đa ba môn. Những giáo viên giỏi và có kinh nghiệm sẽ biết được “tử huyệt” của những học sinh kém ở từng môn cụ thể, nhưng do thi chung mà có kết quả cao. Họ sẽ có những đề thi nhẹ nhàng nhưng đủ làm lộ năng lực thật của loại học sinh này.

3 Dùng dư luận xã hội để giảm dần tình trạng gian lận thi cử ở cấp độ vĩ mô. Đó là biện pháp dùng con số để chứng minh những gian lận: hãy công khai “thành tích” thi chung và kết quả hậu kiểm ở một số trường ĐH lên các trang mạng, lên các bản in giấy lưu truyền được lâu của từng trường và của ngành giáo dục rồi công bố lên báo chí để công chúng biết. Hằng năm, công bố đều đều và tích lũy lại.

Cần có những thông báo kiểu như thế này: “Trong kỳ thi THPT vừa qua (năm 2015), 90% học sinh đạt kết quả giỏi của trường A, cụm thi B, huyện C, tỉnh D do ông E làm chủ tịch đã bị loại trong kỳ thi lại vào trường ĐH X, trường ĐH Y...” sẽ dễ dàng tổng hợp được độ vênh giữa kết quả hai kỳ thi. Tự những con số vênh trong nhiều lần nói lên tất cả, tạo nên áp lực với các quan chức, đưa các kỳ thi chung trở lại sự nghiêm túc cần thiết. Nhưng những công bố như vậy sẽ “đụng”.

Vấn đề là Bộ GD-ĐT có đủ dũng khí và quyết tâm thực hiện hay không.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:




GS NGUYỄN ĐỨC DÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Nhiều vị lãnh đạo trường đại học đã chia sẻ như thế tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 14-5.

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã triển khai hai định hướng: thúc đẩy công bố quốc tế gắn với đào tạo đa ngành; phát triển các nghiên cứu ứng dụng gắn với các vấn đề đương đại.

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar