30/08/2012 04:02 GMT+7

Ký sinh trùng "ăn" não người trú ở ao, hồ

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TT - Theo bác sĩ Nguyễn Hoan Phú - phó khoa nhiễm Việt - Anh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, lần đầu tiên bệnh viện xác định được một bệnh nhân mắc bệnh amip “ăn” não người.

Bệnh nhân là anh P.V.T., 25 tuổi, ngụ ở TP.HCM. Giữa tháng 7-2012, anh T. về quê ở Tây Hòa, Phú Yên, cùng bạn bè lặn bắt trai ở một cái bàu (ao). Đến ngày 29-7 anh T. bị sốt cao, nhức đầu, tự mua thuốc uống nhưng không đỡ. Ngày 30-7 anh được nhập viện tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP.HCM với biểu hiện nhức đầu, lơ mơ. Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới được mời qua Bệnh viện Nhân Dân Gia Định hội chẩn. Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân nhiễm một loại amip nên chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới điều trị.

Theo bác sĩ Phú, bệnh nhân được điều trị tích cực, tuy nhiên do con amip này đã đi từ mũi lên thẳng não gây viêm não, viêm màng não nên sau đó bệnh nhân bị hôn mê sâu, ngưng tim, ngưng thở ba lần tại bệnh viện. Thấy vậy, ngày 31-7 người nhà đã xin xuất viện và bệnh nhân tử vong trên đường về nhà. Ngày 21-8, kết quả xét nghiệm sinh học phân tử cho thấy bệnh nhân bị tử vong do amip “ăn” não người, có tên khoa học là Naegleria fowleri.

Bác sĩ Phú cho biết đây không phải loại amip thông thường gây bệnh kiết lỵ mà là loại “ăn” vào não người, hiếm gặp, nguy cơ tử vong rất cao. Từ năm 1937, lần đầu tiên xác định được loại amip “ăn” não người đến nay, ở Mỹ đã có 121 người mắc bệnh này nhưng chỉ một người được cứu sống, còn lại đều tử vong. Những bệnh nhân này trước đó đều đi bơi hoặc tắm, lặn ở ao, hồ. Sau đó từ 1-2 tuần những người bệnh này sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt, nhức đầu, nôn ói.

Loại amip này thường sống ở những vùng nước ngọt như như ao, bàu, hồ, hồ bơi (nếu không được vệ sinh, sát khuẩn)... Khi mắc bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm vẫn có thể cứu sống. Vì vậy, bác sĩ Phú khuyên sau khi đi bơi, lặn, tắm ở ao, hồ mà có biểu hiện sốt, nhức đầu, nôn ói, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay để được phát hiện bệnh kịp thời.

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer, bước tiến lớn giúp phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị hiệu quả hơn.

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar