21/06/2013 08:30 GMT+7

Kỹ năng cứu người của cậu học sinh dũng cảm

VŨ TOÀN
VŨ TOÀN

TT - Sau khi đọc bản tin “Học sinh lớp 9 cứu năm em nhỏ thoát chết” trên báo Tuổi Trẻ ngày 20-6, nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự khâm phục học sinh Lê Văn Được và muốn biết nhiều hơn nữa về em...

Phóng to
Lê Văn Được (trái) và 5 bạn được cứu sống, ở cùng xóm 8, Ngọc Hạ, xã Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An - Ảnh: Vũ Toàn

“Bạn đồng hành quanh tôi”

Chiều 20-6, ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã quyết định trao giải thưởng “Bạn đồng hành quanh tôi” trị giá 7 triệu đồng cho học sinh Lê Văn Được vì đã có hành động dũng cảm cứu người.

Trưa 20-6, khi vào đến xóm 8 Ngọc Hạ, xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương (Nghệ An), chúng tôi hỏi đường vào nhà cậu học sinh dũng cảm Lê Văn Được thì năm đứa trẻ đang ngồi chơi dưới bóng cây xoan bên đường nói: “Người nổi tiếng vừa phóng xe qua đây, tí nữa quay lại. Bọn cháu là bộ năm chết đuối được người nổi tiếng cứu sống gồm Hậu, Trang, Phương, Nhi, Tú đây”.

Tôi đang ngạc nhiên vì sự tinh nghịch của năm đứa trẻ thì Hậu chỉ tay ra đường bảo: “Người nổi tiếng đang về đấy”. Tôi nhìn thấy một cậu bé gầy nhỏ mặc quần đùi, lưng trần, đầu trần đi xe đạp tới rồi lượn vào năm đứa trẻ. Trang nói: “Anh Được nổi tiếng từ hôm qua tới giờ làm bọn cháu mới hoàn hồn vì chết hụt nay cũng thơm lây”.

Rồi câu chuyện quên mình cứu người của Được lần lượt được năm bạn nhỏ kể lại: “Lúc 17g ngày 17-6 bọn cháu dắt trâu đi chăn bên bờ rào (sông) Gang. Do mải chơi nên đàn trâu lội ào sang bên kia bờ lúc nào không ai biết, thế là bọn cháu hè nhau lội sang lùa trâu về. Lúc đi, bọn cháu lựa đoạn rào cạn lội bộ sang. Khi lùa trâu về lại, bọn cháu rủ nhau xuống mò hến. Lúc đó anh Được đang tắm thấy bọn cháu mò hến nên lên bờ tiếp tục đi chăn trâu. Nhưng anh Được vừa lên khỏi bờ, đi được vài chục mét thì bọn cháu giẫm phải bùn nhão rồi bị chuồi xuống một hố rất sâu. Người đầu tiên kêu “mẹ ơi cứu con” là bạn Nguyễn Thị Uyển Nhi. Nhi 12 tuổi, học lớp 5 và Nguyễn Thị Tú 11 tuổi, lớp 6. Cả hai nhỏ nhất nên bị chìm trước. Còn Trịnh Thị Hậu, Nguyễn Thị Trang đều 13 tuổi, lớp 7 và Nguyễn Thị Phương, 12 tuổi, lớp 6 tuy lớn hơn nhưng không kêu được vì khi đang chìm không há miệng ra được do sợ nước ập vào” - Hậu kể. Nghe vậy, Được cười rồi kể tiếp: “Nghe tiếng kêu cứu, cháu nhìn xuống thấy cả năm bạn đang chới với. Cháu tri hô nhưng phía xa có mấy anh lớn tuổi đang chăn trâu trên đồng không nghe thấy, thế là cháu lao xuống ngay. Đầu tiên cháu đẩy hai bạn nhỏ nhất đang bị chìm là Nhi và Tú vào bờ. Dù thấy hai bạn này ngất xỉu, nhưng cháu phải quay xuống để cứu tiếp. Lúc này Trang, Phương đang níu chặt lấy Hậu. Thấy Hậu giơ một cánh tay lên khỏi mặt nước, cháu gắng hết sức nắm chặt cổ tay Hậu để kéo. Do Trang, Phương níu chặt Hậu nên cháu kéo được cả ba lên bờ”.

Ông Nguyễn Doãn Viên từ trong nhà ra góp chuyện: “Kéo được năm đứa ni vô bờ rồi nhưng nếu thằng Được không biết cách sơ cứu để lấy nước trong miệng con Nhi và con Tú ra thì cả hai chết rồi”. Được lại cười: “Khi đó cháu thấy mặt mũi hai bạn này xanh bợt, mắt trợn ngược nên cháu lật cả hai nằm nghiêng và dốc xuôi về phía rào rồi dùng hai tay đấm đều và nhanh sau lưng. Vừa đấm, vừa dùng ngón tay đưa vào cổ họng để móc nước ra. Thế là cả hai nôn rất nhiều nước. Lúc đó, mấy anh đi chăn trâu biết chuyện mới chạy đến dìu cả năm bạn về nhà”.

Lúc này ông Lê Văn Hải (bố của Được) nói: “Cái hố sâu năm bạn nhỏ bị sa vào nguyên là hố bom thời chiến tranh nằm giữa lòng rào Gang. Nay gia đình năm đứa trẻ được cứu sống sang cảm ơn, tặng quà cho Được nhưng nhà tôi không nỡ lòng nhận vì bà con láng giềng cả, vả lại nhà nào cũng nghèo mình không đành lòng. Họ khen con mình là được rồi”.

Hỏi chuyện vì sao người Được bé thế mà có thể cứu được năm bạn nhỏ thoát chết trong gang tấc, ông Hải nói: “Hồi đi bộ đội tôi bơi rất thạo nên xuất ngũ về nhà thấy quanh nhà nhiều ao hồ, kênh mương thủy lợi, mỗi năm có đến ba trận lụt nên mỗi khi đi làm xa là vợ chồng tôi lo cho các cháu. Vì thế, hồi Được học lớp 3 tôi đã tập bơi cho cháu rồi. Nay lên lớp 9, Được bơi rất thạo và có thể bảo vệ được hai em khi không may rơi xuống ao hồ. Hiện em Được là Lê Văn Đức, 12 tuổi đang học lớp 6 cũng đã bơi giỏ ngang ngửa anh”. Riêng chuyện vì sao Được đã sơ cứu thành thạo khi cứu hai bạn nhỏ Nhi và Tú, ông Hải nói: “Sau tập bơi, tôi tập sơ cứu người bị nạn cho con luôn. Được nhỏ người nhưng tiếp thu rất tốt”.

Ngày 20-6 Trường THCS Thanh Ngọc đã tổ chức tuyên dương tấm gương dũng cảm của học sinh Lê Văn Được. UBND huyện Đô Lương, Sở GD-ĐT Nghệ An, huyện đoàn và Tỉnh đoàn Nghệ An cũng đã tặng giấy khen cho Lê Văn Được. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã gửi thư khen và tặng bằng khen về học sinh dũng cảm. Trung ương Đoàn đã quyết định tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho Lê Văn Được.

VŨ TOÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Các trường học ở Phần Lan đang dạy cho trẻ em kỹ năng nhận biết tin giả và sự thật ngay từ mầm non.

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Trung Quốc công bố các biện pháp mới nhằm ổn định việc làm: mở rộng trợ cấp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ có mục tiêu cho thanh niên tìm việc...

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Bộ Quốc phòng mời 5 nước là Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm.

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cơ sở của các bạn trẻ đã có mặt ở 168 phường, xã, đặc khu tại TP.HCM sau sáp nhập.

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà

Bộ Quốc phòng vừa có giải đáp cử tri về việc đề nghị có quy định tạo điều kiện để quân nhân được công tác gần nhà nhằm ổn định cuộc sống và yên tâm phục vụ lâu dài.

Bộ Quốc phòng trả lời việc bố trí quân nhân công tác gần nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar