04/04/2019 10:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét

MINH ANH (Nguồn: BoredPanda)
MINH ANH (Nguồn: BoredPanda)

TTO - Loài sóc lớn Malabar, còn được gọi là Shekru, gây ấn tượng mạnh với bộ lông nhiều màu sặc sỡ.

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét - Ảnh 1.

Sóc lớn Malabar hay sóc lớn Ấn Độ có tên khoa học Ratufa indica, là một loài sóc cây lớn có nguồn gốc Ấn Độ. - Ảnh: VinodBhattu

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét - Ảnh 2.

Đó là một loài sóc ngày, sống trên cây và ăn thực vật - Ảnh: Joseph Lazer

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét - Ảnh 3.

Sóc lớn Ấn Độ được tìm thấy ở khu vực Nam Á. Trong tiếng Marathi nó được gọi là 'Shekru'. Tại Ấn Độ, sóc sống chủ yếu ở bang Maharashtra - Ảnh: N. A. Naseer

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét - Ảnh 4.

Chúng gây ấn tượng mạnh với vẻ ngoài cao lớn và chiếc đuôi dài gần 1m - Ảnh: Manoj Ashokkumar

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét - Ảnh 5.

Song bạn đừng nghĩ dễ tìm thấy chúng. Bởi với bộ lông màu đen, nâu, cam, hạt dẻ, tím..., chúng dễ dàng hòa lẫn với tán rừng, giúp thoát khỏi sự chú ý của các động vật săn mồi như chim săn mồi và cả báo đốm - Ảnh: Arshad.ka5

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét - Ảnh 6.

Về khoản ăn uống, chúng tỏ ra khá cầu kỳ khi chỉ ăn những thứ có trên ngọn cây: hoa, vỏ cây, hạt, côn trùng và có khi là trứng chim - Ảnh: Raghu Peethambaran

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét - Ảnh 7.

Mặc dù chưa có thống kê chính thức, 'dân số' loài sóc lớn Malabar được cho là đang giảm - Ảnh: Yathin S Krishnappa

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét - Ảnh 8.

Dù chưa đến mức nguy cơ tuyệt chủng, chúng đã và đang đối mặt với các mối đe dọa thực sự. Ở một số vùng của Ấn Độ, người ta săn bắn chúng để lấy bộ lông đẹp. Môi trường sống của chúng cũng đang bị đe dọa bởi sự xâm lấn của con người. Ở một số khu vực, chúng đã biến mất hoàn toàn - Ảnh: 27Abhay

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét - Ảnh 9.

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Mohammed Farooq cho biết ông đến thị trấn Kodaikanal vào năm 1982, khi đó bọn sóc này xuất hiện khắp nơi, chúng bay từ cây này sang cây khác nhìn rất vui mắt - Ảnh: Manojiritty

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét - Ảnh 10.

Nhưng dần dần không còn thấy chúng. Mới đây, sau gần 34 năm, ông mới gặp một con. "Đó là một bất ngờ lớn đối với tôi", ông nói với BoredPanda - Ảnh: Arshad.ka5

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét - Ảnh 11.

Mohammed Farooq tin rằng cùng với việc người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo tồn thiên nhiên, bọn sóc cũng đã học được cách thích nghi với con người - Ảnh: Rakesh Kumar Dogra

Kỳ lạ loài sóc sặc sỡ đuôi dài cả mét - Ảnh 12.

Cùng với đó là các nỗ lực bảo tồn loài động vật này của các tổ chức, cá nhân - Ảnh: Mike Prince

TTO - Hình ảnh do nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh thiên nhiên Vadim Trunov (Nga) ghi lại cho thấy hai con sóc đang "đóng vai" người mẫu và thợ ảnh trong khu rừng đầy tuyết.

MINH ANH (Nguồn: BoredPanda)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar