23/07/2019 12:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kỳ lạ loài cá mập 'bỏ túi' có thể phát sáng

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Loài cá mập vốn nổi tiếng với tài rình rập và đánh hơi con mồi dưới đại dương. Tuy nhiên, đứa ‘em út’ trong họ hàng cá mập lại có tập tính trái ngược hoàn toàn.

Kỳ lạ loài cá mập bỏ túi có thể phát sáng - Ảnh 1.

Loài cá mập phát quang mới vừa được phát hiện - Ảnh: TULANE UNIVERSITY

Theo CNN, loài cá mập này có tên cá mập bỏ túi (American Pocket Shark), là con đầu tiên được phát hiện ở khu vực vịnh Mexico từ trước đến nay.

Nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Tulane (Louisiana, Mỹ) cho biết con cá mập đặc biệt này chỉ dài 14cm, bề ngoài rất dễ thương chứ không đáng sợ như nhiều "anh em" khác, đồng thời có thể phát sáng trong đêm.

Trước đó năm 2010, khi đang nghiên cứu về cá nhà táng ở vịnh Mexico, các nhà khoa học vô tình bắt gặp một con cá mập tí hon thuộc nhóm vây diều. Đến năm 2013, nhà khoa học Mark Grace thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) gặp lại chú cá đó khi nó đang bơi cùng một đàn cá phát quang khác.

Do quá ấn tượng, Grace quyết định hợp tác cùng ĐH Tulane bắt đầu tìm hiểu về loài động vật mới mẻ này.

Grace cho biết đây là con cá mập bỏ túi thứ hai được ghi nhận sau trường hợp đầu tiên được tìm thấy vào năm 1979 ở khu vực phía đông Đại Tây Dương. "Tuy nhiên cần biết rằng đây là hai loài hoàn toàn khác biệt, ở hai đại dương khác nhau. Hiện nay cả hai đều là những loài rất quý hiếm" - ông nói.

Nhóm nghiên cứu cho biết bí mật phát sáng của cá mập bỏ túi nằm ở dung dịch có mùi thơm trong một tuyến nhỏ gần 2 vây trước. Dung dịch này có khả năng phát ra ánh sáng cường độ thấp trong môi trường nước, nhờ đó, khi cần thiết, cá mập tiết dung dịch này để thu hút những con mồi có tính tò mò.

Khi những loài cá nhỏ theo ánh sáng tìm đến, cá mập bỏ túi chỉ cần nhẹ nhàng tóm gọn, giảm bớt công sức rình rập hay đuổi bắt như bản năng sát thủ của đa số loài cá mập.

Kỳ lạ loài cá mập bỏ túi có thể phát sáng - Ảnh 2.

Loài cá Melanocetus có ăng-ten phát quang nổi tiếng - Ảnh: GETTY IMAGES

Phát quang sinh học nơi đại dương không phải hiếm gặp. NOAA ước tính có đến 90% số động vật sống ở các vùng nước mở có khả năng phát quang.

Theo nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Mỹ, hầu hết những loài thủy sinh phát quang đều sử dụng một số công thức hóa học tương tự nhau phát ra một nguồn ánh sáng nhỏ với mục đích thu hút bạn tình, tránh kẻ thù, hay dễ săn mồi…

Chẳng hạn loài Melanocetus luôn giương cao một cây ăng-ten có khả năng phát quang trên đầu. Nhiều con mồi tò mò bơi đến gần sẽ bị Melanocetus dùng hàm răng sắc lẹm của mình lấy mạng ngay lập tức.

Hay ở một số hòn đảo du lịch nổi tiếng ở Ấn Độ Dương, một loài sinh vật phù du cũng có khả năng phát quang thu hút nhiều khách.

Khi chạm vào mặt nước đang có nhiều sinh vật phù du, chúng sẽ chuyển sang màu xanh dương như những chiếc đèn neon sáng lóa nhằm hù dọa những loài thú săn mồi.

TTO - Nhiều người bất chấp nguy hiểm để có được bức ảnh tự sướng thật đẹp, dẫn tới không ít trường hợp rơi xuống núi, bị xe tông... Selfie quả là đã giết người nhiều hơn cả cá mập!

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar