04/03/2014 08:45 GMT+7

Kỳ cuối: Để đời bớt đau thương...

MY LĂNG
MY LĂNG

TT - “Đừng để người nghèo phải bán bàn thờ, bán cái nhà, bán miếng đất đi chữa bệnh. Những người vẫn còn điều trị được mà khó khăn quá thì phòng phải giúp họ có cơ hội được điều trị”.

Phóng to
Bà Trần Ngọc Ánh (phải - giáo viên Trường Mỏ Công, Tây Ninh) từng được y xã hội và nhà hảo tâm giúp đỡ phẫu thuật tim, đến cảm ơn nhân viên y xã hội với quà là đặc sản muối Tây Ninh - Ảnh: L.M.H.

Đó là câu nói mà PGS.TS.BS Nguyễn Văn Khôi (phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy) hay nhắc nhớ các nhân viên trong đơn vị y xã hội của bệnh viện. Từng xuất thân từ trong gian khó, trăn trở với nỗi đau bệnh tật và sự khốn khó khi một người lâm trọng bệnh, người bác sĩ ấy đã đặt nền tảng cho sự hình thành, phát triển của y xã hội từ ý tưởng của giám đốc trước.

Đồng hành với người nghèo

Thành lập từ tháng 10-2008, đến nay hơn 6.000 bệnh nhân đã được giúp đỡ với số tiền lên tới 13 tỉ đồng. Tháng 2-2013, đơn vị y xã hội đã được Thủ tướng trao bằng khen. Đó là một hành trình gian nan thầm lặng mà năm thành viên của y xã hội đã cùng nhau chia sẻ, vượt qua, chỉ để mang đến điều tốt đẹp nhất cho người bệnh, chỉ để không nhìn thấy những giọt nước mắt đau đớn khi người thân phải chia ly trong nghiệt ngã.

Trưởng đơn vị y xã hội, anh Lê Minh Hiển, vốn là nhân viên xét nghiệm huyết học, được điều từ khoa huyết học về, cho biết: “Khi chúng tôi nhận được một trường hợp mà khoa nói rằng bệnh nhân này điều trị chắc chắn sẽ qua khỏi nhưng hoàn cảnh quá khó khăn thì câu hỏi đầu tiên luôn vang lên là sẽ tìm nguồn tài trợ ở đâu, làm cách nào để giúp người bệnh? Vì nếu người ta khó khăn thật sự, bệnh tình có thể cứu chữa nhưng không tìm được nguồn tài trợ sẽ rất ray rứt”. Thời buổi kinh tế ngày càng khó khăn như hiện tại, tìm được nguồn tài trợ càng khó khăn gấp bội phần. Và áp lực ấy lại càng đè nặng lên những thành viên trong đơn vị y xã hội hơn bao giờ hết. “May là vẫn có những doanh nghiệp, gia đình, mạnh thường quân đồng hành cùng chúng tôi, vẫn thường xuyên hỗ trợ nhiều năm nay và chưa bao giờ nói không với người bệnh của y xã hội” - anh Hiển nói.

Đến đây toàn người nghèo khó. Họ luôn khúm núm và gương mặt thì khắc khổ và lo âu, về chi phí, về bệnh tình. Họ nói bán cái này, bán cái kia mà nước mắt giàn giụa và không biết xoay xở đâu vì đã bán hết rồi. Đa số họ đều không biết chữ. Có người ký đơn phải lăn tay hoặc đánh dấu thập. Không đơn giản là đi “xin” tiền về cho bệnh nhân, các nhân viên y xã hội luôn phải suy nghĩ, động não bênh vực quyền lợi chính đáng của người bệnh. Anh Lê Minh Hiển bảo: “Rất nhiều người có bảo hiểm hộ nghèo nhưng không biết. Chúng tôi gọi điện về địa phương hỏi. Đa số có trên xã nhưng lại không biết, không lên lấy. Người bệnh nghèo quá, bữa ăn còn phải chạy vạy hằng ngày nên không để ý việc mua bảo hiểm hay có được cấp thẻ hay không. Họ nghèo quá, không quan tâm thủ tục hành chính, không biết gì về BHYT”.

Có người có bảo hiểm nhưng không có chứng minh nhân dân, không có nổi một tấm hình thẻ. Trưởng đơn vị y xã hội nói: “Chúng tôi đưa mẫu đơn đã tự soạn sẵn, chỉ cần điền tên, lấy máy chụp hình. Mấy tháng đầu phải ra ngoài tiệm rửa hình rất mất thời gian, sau xin được cái máy in màu, chỉ vài giây là đã có tấm hình thẻ ngon lành. Làm xong hết đưa cho thân nhân mang đơn về địa phương xác nhận, đưa vào hồ sơ để bệnh nhân được hưởng BHYT”. Có khi người thân cầm đơn về, đi ra một khúc quay lại: “Bác sĩ ơi, tôi... không có tiền đi xe”. Lần nào cũng vậy, nhân viên y xã hội lại dúi tiền túi dăm chục một trăm để họ mua bánh mì dằn bụng và đi đường. Anh Hiển cười bảo có lần kể cho bố vợ nghe, ông móc tiền ra đưa, bảo: con thấy ai khó, cứ đưa cho họ.

Phóng to
Anh Lê Minh Hiển (giữa) và một nhân viên y tế tặng quà bệnh nhi trong dịp Noel - Ảnh: L.M.H.

Vì mỗi mảnh đời là một nỗi đau

Đã có hàng ngàn mảnh đời được hồi sinh, cứu chữa nhưng có những câu chuyện luôn đọng lại trong tâm khảm những nhân viên y xã hội. Đó là câu chuyện về người đàn ông bị bệnh tim từng tuyệt vọng vì chi phí thay một van tim tới 70 triệu đồng - một số tiền mà cả đời anh không mơ tới. “Người bệnh là trụ cột trong gia đình, nuôi mẹ già hơn 80 tuổi và hai con gái còn rất nhỏ. Một bé lớp 1, bé kia mới học mẫu giáo. Vợ bỏ lúc hai con còn đỏ hỏn. Trong tay người bệnh không có gì ngoài... bảo hiểm, lấy gì phẫu thuật? Chúng tôi nghĩ rằng cứu được anh là cứu cả gia đình anh, cứu được hai bé nhỏ không thất học. Anh ấy sống không phải vì anh mà vì những người còn lại. Hoàn cảnh của anh ấy khiến chúng tôi rất xúc động và không thể chần chừ, phải làm ngay” - anh Lê Minh Hiển kể. Người đàn ông ấy nhanh chóng được một người tốt bụng giúp đỡ chi phí cho ca phẫu thuật, tiếp tục về đi làm nuôi mẹ già và hai con nhỏ.

Bốn năm trước. Bệnh nhân là em Thạch Thị Mỹ, 15 tuổi ở Ninh Thuận, phải phẫu thuật tim. “Khoa gọi xuống nói nếu mổ tim thành công, hiệu quả chất lượng sống rất cao, em sẽ trở lại cuộc sống bình thường như bao người khác. Nhà bệnh nhân quá nghèo, bi đát đến nỗi người mẹ phải dắt hai đứa em của Mỹ đi gán nợ để lấy tiền đưa Mỹ vào Sài Gòn chữa bệnh”, anh Hiển kể. Sau khi kiểm tra, xác minh hồ sơ, anh mời đài truyền hình đến thực hiện phóng sự. Trong khi phát sóng, chương trình đã giúp được 15 triệu đồng. Sau đó, một công ty đã về tận Ninh Thuận, đưa mẹ em Mỹ đến tận nhà người đã gán nợ, đưa 10 triệu đồng và dắt hai bé về. Toàn bộ chi phí cho ca phẫu thuật của Mỹ cũng được các mạnh thường quân hỗ trợ.

Rồi câu chuyện về một người đàn ông cô độc quê Thanh Hóa, gần 40 tuổi, bị tai nạn, đa chấn thương ở tay chân, bụng. Trong người bệnh nhân không có giấy tờ gì. Anh Hiển nhớ lại: “Khoa gọi xuống bảo trường hợp này chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) vào. Người này nếu được giúp chắc chắn sẽ sống. Chúng tôi xác minh, tìm hiểu mới biết sau khi cha mẹ chia tay lúc mới 4-5 tuổi, anh sống với ông nội. Nội qua đời, anh sống với ngoại. Hơn 10 tuổi, ngoại mất, anh ra đời tự bươn chải. Ba lần vô bãi đào vàng nhưng không bị nghiện ma túy”. Câu chuyện quá buồn về một mảnh đời đơn côi ấy đã khiến trái tim những con người xa lạ trong phòng y xã hội thổn thức. Họ quyết liệt gõ cửa những mạnh thường quân. Toàn bộ chi phí suốt ba tháng điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy đã được người tốt giúp đỡ. “Sau anh ấy về nhà người bạn ở Đà Nẵng, được bạn cất cho cái nhà 30m2. Thỉnh thoảng ảnh vẫn gọi điện thoại hỏi thăm chúng tôi”, anh Hiển cho biết.

Rồi anh kể tết vừa rồi, vợ một bệnh nhân cũ tên Nguyễn Sinh Viên (Đắk Lắk) gọi điện thoại chúc tết. Hai đứa con của anh chị vẫn được sư cô và phật tử ở một ngôi chùa tại Hóc Môn giúp sáu năm nay. “Hai đứa nhỏ học rất giỏi. Nếu hồi đó mình không may gặp được sư cô thì chắc hai đứa nhỏ bỏ học, tương lai mù mịt rồi...”.

“Có lúc đang nằm, vụt nhớ tại sao hồi sáng mình không lưu ý bệnh nhân đó để xin được giúp đỡ hay nghĩ ra một cách nào đó giúp người bệnh, tôi lại bật dậy, ghi chú trong sổ tay. Thu nhập của chúng tôi không cao nhưng lại có nhiều thứ: niềm vui, niềm hạnh phúc, sự yêu mến của bệnh nhân” - anh Hiển tâm sự.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Kỳ 1: Kỳ 2: Kỳ 3: Kỳ 4: Kỳ 5:

MY LĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar