06/04/2014 06:30 GMT+7

Kỳ án kim cương xanh giữa Saudi Arabia và Thái Lan

VIỆT PHƯƠNG
VIỆT PHƯƠNG

TT - Suốt 24 năm qua, vụ án kim cương xanh của hoàng gia Saudi Arabia vẫn là một trở ngại cho quan hệ ngoại giao giữa xứ sở vùng Vịnh này và Vương quốc Thái Lan.

Đại biện Đại sứ quán Saudi Arabia tại Thái Lan A.M. Alsheaiby (thứ hai từ trái) cùng họ hàng của doanh nhân al-Ruwaili và quan chức Saudi Arabia họp báo ở Bangkok sau phán quyết của Tòa án hình sự Thái Lan ngày 31-3 - Ảnh: Reuters

Hôm 31-3, với lý do không đủ bằng chứng để xét xử, Tòa án hình sự Thái Lan đã bác vụ kiện năm cảnh sát nước này bị cáo buộc giết một doanh nhân Saudi Arabia mất tích cách đây 24 năm. Vụ này là mắt xích nhỏ trong một kỳ án lớn hơn liên quan đến việc hoàng gia Saudi Arabia bị trộm đá quý và bốn nhà ngoại giao nước này bị hạ sát tại Bangkok.

Vụ trộm táo tợn và những cái chết bất thường

Năm 1989, một người làm vườn Thái Lan đã trèo vào cung điện của một hoàng tử ở Riyadh (Saudi Arabia) qua cửa sổ tầng hai, mở két sắt bằng một chiếc tuôcnơvit và lấy đi hơn 90kg đá quý. Vào năm 1982, theo Reuters, số đá quý này trị giá khoảng 20 triệu USD.

Phía Saudi Arabia cho biết người làm vườn này đã giấu những viên ngọc lớn cỡ quả trứng gà vào chiếc túi của máy hút bụi. Trong số này có một viên kim cương xanh 50 carat được coi là một trong những viên kim cương xanh lớn nhất thế giới.

Người làm vườn tên Kriangkrai Techamong sau đó đã gửi đá quý theo đường hàng không về quê ở miền bắc Thái Lan rồi lập tức rời khỏi Saudi Arabia. Sau khi Chính phủ Saudi Arabia cung cấp thông tin cho phía Thái Lan, cảnh sát chẳng mất nhiều thời gian để tóm Kriangkrai. Tuy nhiên, anh ta đã kịp bán một số viên đá quý vô giá này với giá chỉ khoảng... 30 USD/món.

Sau đó không lâu, theo báo Bangkok Post, một nhà ngoại giao Saudi Arabia bị giết tại tòa đại sứ ở Bangkok. Một năm sau, vào ngày 1-2-1990, ba nhà ngoại giao nữa của Saudi Arabia ở Bangkok bị hạ sát trong hai vụ tấn công cùng một buổi tối. Hai ngày sau đó, doanh nhân người Saudi tên Mohammad al-Ruwaili ở Thái Lan được cho là cũng bị bắt cóc và biến mất từ đó. Đại sứ quán Saudi Arabia ở Bangkok bác bỏ thông tin nói al-Ruwaili là đặc vụ và đang điều tra vụ trộm đá quý.

Thời điểm đó, cảnh sát Thái Lan đã tìm cách trả lại những viên đá quý mà Kriangkrai chưa kịp bán trong một chuyến thăm chính thức Saudi Arabia với hi vọng vụ việc sẽ êm xuôi. Nhưng phía Saudi Arabia nhanh chóng tuyên bố hầu hết số đá quý được trả lại là... đồ giả.

Điều tra đi vào ngõ cụt

Dưới sức ép của Saudi Arabia, Thái Lan tiếp tục điều tra vụ án nhưng kết quả lại là những cái chết bí ẩn khác. Năm 1994, một thợ kim hoàn Thái - người mà đại biện lâm thời Saudi Arabia ở Thái Lan Mohammed Khoja tin là đứng sau vụ làm giả những viên ngọc trả lại - bị bắt cóc. Vợ và con trai 14 tuổi của ông này cũng bị giết. Lúc đó, cảnh sát Thái nói vợ con người thợ kim hoàn chết trong tai nạn giao thông nhưng ông Khoja không đồng ý. “Họ nghĩ rằng chúng tôi ngốc nghếch. Đó không phải là một vụ tai nạn”.

Vài tháng sau đó, sĩ quan cảnh sát Chalor Kerdthes, người đứng đầu cuộc điều tra ban đầu về vụ mất cắp và trao trả số ngọc giả cho Saudi Arabia, đã bị bắt và truy tố với tội ra lệnh giết vợ con người thợ kim hoàn.

Nhưng vụ điều tra tiếp tục đi vào ngõ cụt do những phản cung loạn xạ. Một trong năm cảnh sát dính líu đến vụ việc có trung tướng Somkid Boonthanom. Nhân chứng chính trong vụ án là đại tá Suvichai Kaewpluek khai rằng ông Somkid đã ra lệnh cho cấp dưới bắt cóc doanh nhân al-Ruwaili, đem đến một khách sạn ở Bangkok trước khi giết ông này và đốt xác tại huyện Si Racha, tỉnh Chon Buri. Ông Suvichai hiện đang ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và từ chối xuất hiện trước tòa tại Thái Lan vì sợ trả thù.

Bangkok Post cho biết tướng Somkid bác bỏ các cáo buộc này. Đến ngày 31-3 vừa qua, Tòa án hình sự Thái Lan đã bác vụ án, nói không đủ bằng chứng để xét xử. Quyết định này cũng bãi bỏ việc sử dụng lời khai của đại tá Suvichai.

Theo Bangkok Post, trong hai bản tuyên bố trước đó, ông Suvichai khai rằng biết về vụ bắt cóc doanh nhân al-Ruwaili từ một trong số năm cảnh sát kể trên. Tuy nhiên, trong bản khai mới nhất gửi tòa hình sự, ông lại nói đã xuất hiện khi doanh nhân này bị bắt vào khách sạn. Nhân viên khách sạn làm chứng tại tòa nói không thể xác nhận sự hiện diện của ông Suvichai.

Đại diện ngoại giao của Saudi Arabia ở Bangkok tuyên bố sẽ gửi phán quyết mới về Riyadh, để chính phủ xem xét các biện pháp đáp lại phán quyết mà họ nói là “gây thất vọng” này. Trong khi đó Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Thái Surapong Tovichakchaikul cho biết “lấy làm tiếc” về kết luận của tòa nhưng ông cũng không thể làm được gì hơn...

Người Thái thiệt hại hàng tỉ đô

Theo Time, vào tháng 6-1990 Saudi Arabia đã ngưng gia hạn thị thực cho hơn 250.000 lao động Thái ở Saudi Arabia và không cấp thêm thị thực cho người Thái nào khác. Thái Lan bị thiệt hại hàng tỉ USD tiền gửi từ người lao động.

Saudi Arabia cũng cấm công dân nước mình đến Thái Lan du lịch. Quan hệ ngoại giao hai nước bị đẩy xuống mức thấp nhất. Đại sứ quán Saudi Arabia ở Bangkok chỉ bổ nhiệm một số vị trí phụ trách theo dõi tiến triển vụ án và cấp thị thực cho người Hồi giáo Thái Lan đi hành hương.

VIỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Theo cuộc điều tra của báo Financial Times (Anh) tiết lộ ngày 16-5, Ukraine đã mất hàng trăm triệu USD trong 3 năm qua khi tìm cách mua vũ khí từ các bên thứ ba và các nhà thầu không đáng tin cậy.

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Sắc lệnh cấm 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' gây chia rẽ tòa án tối cao

Cuộc tranh luận tại Tòa án tối cao Mỹ hôm 15-5 không chỉ xoay quanh sắc lệnh của ông Trump về quyền công dân.

Sắc lệnh cấm 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' gây chia rẽ tòa án tối cao

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Tông hiệu của đàm phán hòa bình và xã hội hiện đại

Tân Giáo hoàng Leo XIV là vị Giáo hoàng đầu tiên mang tông hiệu này sau hơn 100 năm, khơi lại một truyền thống gắn liền với đối thoại, hòa bình và công bằng xã hội.

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Tông hiệu của đàm phán hòa bình và xã hội hiện đại

Những cuộc 'giao lưu' của giới quý tộc và chính trị gia tại Rome trước ngày bầu Giáo hoàng

Các quý tộc và chính trị gia châu Âu quy tụ lại Palazzo Brancaccio - cung điện lộng lẫy ở trung tâm thủ đô Rome (Ý), tiệc tùng với những người hành hương từ Mỹ và giới tinh hoa Công giáo. Những cuộc giao lưu diễn ra ngay trước ngày bầu Giáo hoàng.

Những cuộc 'giao lưu' của giới quý tộc và chính trị gia tại Rome trước ngày bầu Giáo hoàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar