14/05/2016 16:11 GMT+7

Kinh tế và quản lý công: Học gì và làm gì?

Kinh tế và quản lý công đào tạo các cử nhân có thể đảm nhận công việc trong lĩnh vực hành chính, quản lý hành chính nhà nước, những công việc liên quan đến quản trị trong khu vực nhà nước...

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý kinh tế Nhà nước.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước, các tổ chức dịch vụ công ở các lĩnh vực tài chính, quản lý đô thị, giáo dục... Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc các tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp ở các lĩnh vực kinh tế. 

Chuẩn đầu ra

Cử nhân ngành Kinh tế và quản lý công được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế học ứng dụng trong khu vực công và khả năng quản lý khu vực công; có kiến thức và kỹ năng phân tích, đánh giá, hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị, các khu vực và các vùng trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh và dịch vụ công...

Có kiến thức hiểu biết chung về các lĩnh vực xã hội và nhân văn bao gồm luật pháp, tâm lý, xã hội học, môi trường và con người… và có năng lực vận dụng kiến thức vào công tác chuyên môn.

Có kiến thức sâu rộng và trình độ chuyên môn cao về kinh tế và quản lý kinh tế, tài chính trong khu vực công; có khả năng vận dụng các lý thuyết kinh tế để phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế và dự báo những biến động của nền kinh tế.

Người tốt nghiệp cũng có khả năng am hiểu, phân tích, đánh giá, hoạch định và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị, các khu vực và các vùng trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp, sản xuất, dịch vụ công.

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng: tư duy phân tích; nghiên cứu, đánh giá các chính sách kinh tế-xã hội; tổng hợp và sáng tạo; giải quyết vấn đề... Có trình độ tiếng Anh tương đương 500 điểm TOEIC.

Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế và quản lý công sẽ có cơ hội và khả năng làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp thuộc khu vực công và các thành phần kinh tế.

Các đơn vị này bao gồm các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước ở Trung ương và địa phương; các tổ chức, đoàn thể xã hội; các đơn vị hoạt động dịch vụ công; các trường ĐH, Viện nghiên cứu; các tổ chức tư vấn về các vấn đề kinh tế - xã hội; làm việc, tham gia các dự án phát triển kinh tế-xã hội, làm việc trong các doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức tài chính-tín dụng... 

Có khả năng  học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Tiếp tục học ở các bậc sau ĐH (trong và ngoài nước) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế (Kinh tế học; Kinh tế phát triển; Kinh tế và Quản lý công; Kinh tế Tài chính - ngân hàng...).

Có đủ năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và quản lý công.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chọn nghề mà chẳng hiểu bao nhiêu về nghề!

TTO - Một mùa tuyển sinh đại học nữa sắp đến. Song hiện nay không ít học sinh khi đặt bút làm hồ sơ thi vào đại học hay cao đẳng mới vỡ lẽ rằng mình biết quá ít, quá nông về các nghề trong xã hội.

Chọn nghề mà chẳng hiểu bao nhiêu về nghề!

10.000 thí sinh sẽ rơi khỏi trường công

TTO - Hôm nay (2-6), 73.769 thí sinh bước vào ngày thi đầu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2017-2018. Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, năm học 2017-2018 các trường THPT công lập trên địa bàn TP sẽ tuyển hơn 63.000 học sinh lớp 10.

10.000 thí sinh sẽ rơi khỏi trường công

Nghề 'chữa bệnh' cho đô thị

TTO - Sự phát triển nhanh cùng với những vấn đề bức xúc nan giải của các đô thị, đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội, đã kéo theo nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực ngành đô thị học ở Việt Nam.

Nghề 'chữa bệnh' cho đô thị

Cách nào thành công với ngành nghề đã chọn?

TTO - Chọn ngành theo sở thích hay ý kiến gia đình? Học để tìm việc hay tự tạo việc làm cho chính mình?... Đây là những băn khoăn lớn của thí sinh trong buổi tư vấn trực tuyến về tuyển sinh, do Tuổi Trẻ tổ chức sáng 8-4 tại tuoitre.vn.

Cách nào thành công với ngành nghề đã chọn?

Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM tuyển 2.600 chỉ tiêu

​TTO - Năm 2017, Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM (HUFLIT) tuyển sinh bằng hai phương thức: xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2017 và theo quả học tập lớp 12 THPT đối với tất cả các ngành đào tạo trình độ ĐH chính quy.

Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM tuyển 2.600 chỉ tiêu

8 lý do nên chọn Huflit

Trường ĐH Ngoại Ngữ - Tin Học TP.HCM (HUFLIT) là trường đại học dân lập đầu tiên tại phía Nam được thành lập năm 1994, đến nay vẫn là “địa chỉ đỏ” cho nhiều thế hệ sinh viên.

8 lý do nên chọn Huflit
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar