30/07/2024 16:25 GMT+7

Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nông nghiệp xanh

Áp dụng công nghệ cao, sản xuất thuận tự nhiên, giảm tác động môi trường là những yếu tố then chốt, cốt lõi phát triển nông nghiệp bền vững.

Ứng dụng công nghệ là một trong những yếu tố then chốt để phát triển nông nghiệp xanh - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ứng dụng công nghệ là một trong những yếu tố then chốt để phát triển nông nghiệp xanh - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ngày 30-7, tại TP.HCM đã diễn ra diễn đàn "Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh 2024". Diễn đàn do tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức.

Tại sự kiện, các diễn giả đã thảo luận về thách thức, đồng thời đưa ra giải pháp tháo gỡ những "điểm nghẽn", tạo "cú hích" phát triển ngành nông nghiệp xanh, bền vững Việt Nam.

Kinh nghiệm từ Thái, Nhật, Israel

Chia sẻ tại sự kiện, ông Ngô Xuân Chinh - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp - nhấn mạnh ứng dụng công nghệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Ông Chinh dẫn chứng tại Nhật Bản, dù nông nghiệp chỉ đóng góp 1% tổng GDP năm 2020, song năm 2021 Chính phủ Nhật Bản vẫn chi hơn 50 tỉ USD để hỗ trợ nền nông nghiệp phát triển.

Theo đó để phát triển nền nông nghiệp xanh, Nhật Bản tăng 30% công suất của các nhà máy sản xuất thực phẩm thông qua tự động hóa, đồng thời giảm 50% tổng lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, phấn đấu tăng diện tích canh tác hữu cơ lên 1 triệu ha vào năm 2050.

Tương tự, Chính phủ Israel cũng đầu tư mạnh vào công nghệ trong toàn bộ quy trình sản xuất nông nghiệp từ canh tác đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ. 

Nông dân có thể quản lý diện tích canh tác lên đến 5.000 - 6.000ha chỉ với một chiếc máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh.

Hệ thống máy chủ sẽ cho biết vườn cây nào cần bón phân gì, tưới nước ra sao và căn chỉnh dung lượng phù hợp, vừa đủ.

Còn tại Thái Lan, để phát triển nông nghiệp xanh, chính phủ xứ sở chùa vàng chọn cách phát triển sản phẩm nông nghiệp theo đặc thù từng vùng khí hậu, lợi thế điều kiện sinh thái, nhằm giảm tác động xấu tới môi trường.

Đặc biệt trong trồng lúa, Chính phủ Thái Lan cung cấp hỗ trợ từ mua giống, kỹ thuật gieo trồng đến tiêu thụ sản phẩm cho nông dân để giảm lượng thuốc trừ sâu tối đa.

Từ các ví dụ về Nhật Bản, Thái Lan và Israel, ông Xuân Chinh kết luận: "Mỗi quốc gia đều có những cách tiếp cận riêng, phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của mình, song yếu tố thuận tự nhiên, ứng dụng khoa học là những yếu tố then cốt, cốt lõi phát triển nền nông nghiệp xanh".

Giải pháp thúc đẩy nông nghiệp xanh

Về vấn đề nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng xanh, các diễn giả cho rằng ngành nông nghiệp cần chú trọng huy động các nguồn lực xã hội, nhất là từ doanh nghiệp, cho việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh.

Bên cạnh đó cần tăng cường hợp tác quốc tế để kêu gọi hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ, nhằm đưa nông nghiệp Việt Nam thành hình mẫu về phát triển nông nghiệp xanh, carbon thấp, cần đổi mới tư duy, nhận thức, chủ động thúc đẩy kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh về khoa học và công nghệ, cần tập trung nâng cao kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho dân thông qua mạng lưới khuyến nông, giúp dân chủ động trong sản xuất dựa trên những kiến thức của bản thân, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học mới vào sản xuất.

Song song đó, các địa phương cần tạo dựng những vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, được chuẩn hóa với những quy trình canh tác chặt chẽ, đồng thời chuyển đổi số để khớp nối thông tin giữa sản xuất và tiêu thụ, qua đó truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Các chuyên gia đồng thời kiến nghị cơ chế nhằm thúc đẩy liên kết, tăng hiệu suất cho dòng vốn đầu tư nhờ khai thác nông nghiệp xanh ở các sản phẩm chéo như: khai thác dịch vụ từ mô hình sinh thái, nhân rộng sản phẩm OCOP trong phục vụ du lịch, làm thương hiệu nông sản xanh trong mọi khâu canh tác...

Thiên Nông khởi nghiệp xanh

TTO - Nằm ở huyện Bù Gia Mập (Bình Phước), nông trại Thiên Nông trồng ba loại cây chủ lực: bơ, hồ tiêu, cao su. Cây cao su đóng vai trò như là một vùng đệm hữu cơ với lõi là cây bơ và hồ tiêu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắp nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar