06/09/2024 18:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kinh nghiệm chống chọi với những cơn bão dữ của dân miền Trung

Miền Trung, mảnh đất đã trải qua rất nhiều cơn bão dữ từ xưa đến nay, dường như người dân đã quen với cảnh "sống chung với bão". Mỗi khi bão đến, dân quê tôi đã có nhiều cách chống chọi để giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.

Kinh nghiệm chống chọi với những cơn bão dữ của dân miền Trung - Ảnh 1.

Người dân vùng biển Quảng Nam dùng bao cát gia cố mái nhà, cột dây thừng quanh nhà trước khi bão Noru (tháng 9-2022) đổ bộ vào đất liền - Ảnh: LÊ TRUNG

Còn nhớ trước khi cơn bão Noru vào cuối tháng 9-2022 đổ bộ vào đất liền, người dân các làng biển ở Quảng Nam đã tất bật với những cách ứng phó bão.

Chằng mái nhà bằng bao cát, thùng nước, dây thừng, dây cáp

Nhà thì dùng bao cát, bao ni lông, thùng xốp đựng nước chằng mái tôn, có người dùng dây cáp níu giữ mái nhà, nhất là những căn nhà cấp bốn cũ kỹ ở ven biển. Các lực lượng công an, quân đội... cũng ra quân giúp những người già yếu, neo đơn chằng chống nhà cửa trước khi bão đổ bộ vào. 

Dân quê tôi làm mọi cách chống bão vì đã quen cảnh "sống chung" mỗi khi mùa mưa bão đến. Những ngôi nhà làng biển xuống cấp, cũ kỹ khi bão quét vào, nếu chủ quan, không chằng chống kỹ sẽ thiệt hại rất lớn.

Ông Nguyễn Văn Tiến (50 tuổi, xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ), địa phương nằm ven biển từng trải qua nhiều cơn bão dữ, cho biết cách truyền thống mà người dân xứ biển này đối phó với bão là dùng bao cát, can nước chèn lên mái nhà để giảm thiệt hại trước khi bão đổ bộ.

Mỗi ngôi nhà như vậy sẽ chèn hàng chục bao tải cát, rồi can, bao ni lông đựng nước.

"Làm như vậy sẽ giữ mái tôn nhà được chắc hơn, giảm thiểu gió quật làm bay mái", ông Tiến chia sẻ kinh nghiệm chống bão.

Kinh nghiệm chống chọi với những cơn bão dữ của dân miền Trung - Ảnh 3.

Người dân ven biển huyện Thăng Binh bơm nước vào bao ni lông chằng lên mái nhà trước khi bão Noru vào - Ảnh: LÊ TRUNG

Ở các làng ven biển của Quảng Nam, ngoài cách dùng bao cát, can nước chèn lên mái nhà, một cách hữu hiệu khác là người dân dùng dây thừng, dây cáp chằng, cột mái nhà.

Họ sẽ mua những sợi dây cáp rồi khoan tường bắt cọc sắt, giăng dây cáp hai bên nhà để níu giữ mái tôn. Cách này hơi tốn kém một tí nhưng được cái sẽ giữ mái nhà được chắc chắn hơn.

Có cách chống bão khác ở những ngôi làng ven biển là người dân lấy đường ống dẫn nước của ao nuôi tôm giăng xung quanh mái nhà, bơm nước căng tròn. 

Vào những năm trước đó, cũng có những vùng ven biển chống bão dữ bằng cách đào hầm dưới lòng đất để trú bão, nhưng cách này đến nay họ đã bỏ.

Kinh nghiệm chống chọi với những cơn bão dữ của dân miền Trung - Ảnh 4.

Dùng dây cáp cột chằng mái tôn trước khi bão Noru vào tháng 9-2022 - Ảnh: LÊ TRUNG

Nhanh chóng sơ tán dân ở vùng nguy hiểm

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân ven biển ở những ngôi nhà xuống cấp, xập xệ thì duy nhất là di dời dân, sơ tán.

Trước khi bão vào, chính quyền các nơi ở Quảng Nam, nhất là vùng ven biển đã nhanh chóng di dời, sơ tán người dân ở những vùng nguy hiểm, nhà cửa xuống cấp không an toàn đến các địa điểm như ký túc xá Trường đại học, cao đẳng, trụ sở bộ đội biên phòng để tránh trú bão.

Chính quyền sẽ hỗ trợ xe để đưa đón, ngoài ra hỗ trợ chỗ ăn ở cho dân tránh trú chờ bão tan.

Dưới đây là chùm ảnh tư liệu của Tuổi Trẻ Online về muôn cách dân làng biển ở Quảng Nam chống bão ở những năm trước.

Kinh nghiệm chống chọi với những cơn bão dữ của dân miền Trung - Ảnh 4.

Đặt thùng xốp lên mái rồi bơm nước - Ảnh: LÊ TRUNG

Kinh nghiệm chống chọi với những cơn bão dữ của dân miền Trung - Ảnh 7.

Cột dây thừng để chằng nhà - Ảnh: LÊ TRUNG

Kinh nghiệm chống chọi với những cơn bão dữ của dân miền Trung - Ảnh 8.

Đặt bao cát, can đựng nước, rồi thêm đường ống dẫn nước của ao nuôi tôm giăng xung quanh mái nhà cho chắc chắn - Ảnh: LÊ TRUNG

Kinh nghiệm chống chọi với những cơn bão dữ của dân miền Trung - Ảnh 9.

Bơm nước vào can nhựa - Ảnh: LÊ TRUNG

Kinh nghiệm chống chọi với những cơn bão dữ của dân miền Trung - Ảnh 11.

Người dân ven biển xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ sơ tán trước khi bão Noru đổ bộ vào cuối tháng 9-2022 - Ảnh: LÊ TRUNG

Nơi siêu bão Yagi dự kiến đổ bộ: Dùng cần cẩu kéo ca nô lên bờ, gia cố lại nhà cửa phòng chống bão

Sáng 6-9, người dân Quảng Ninh tiếp tục chằng chéo nhà cửa, đặt bao cát lên mái nhà để chống tốc mái, thuyền bè, ca nô cỡ nhỏ được cẩu lên bờ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ

P.T.K.Hoa "chém gió" đầu tư kinh doanh ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lừa được 2,9 tỉ đồng, Hoa mang đi trả nợ và tiêu xài.

'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ

Xác minh clip xe cứu thương va chạm với xe máy tại giao lộ Mai Chí Thọ - Trần Não

Lực lượng cảnh sát giao thông đang xác minh clip xe cứu thương va chạm xe máy tại giao lộ Mai Chí Thọ - Trần Não.

Xác minh clip xe cứu thương va chạm với xe máy tại giao lộ Mai Chí Thọ - Trần Não

Đến với Tuổi Trẻ, đến với nụ cười, lòng yêu thương

Cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã đồng hành cùng tôi - một họa sĩ quê gốc miền Trung xa xôi đã 'mang' tác phẩm mỹ thuật là tranh hội họa hay biếm họa hài hước đến gần với nhiều người.

Đến với Tuổi Trẻ, đến với nụ cười, lòng yêu thương

Ông Phan Văn Bình làm chủ tịch UBND đặc khu Hoàng Sa, Đà Nẵng

Ông Phan Văn Bình, nguyên trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, vừa được bổ nhiệm làm chủ tịch UBND đặc khu Hoàng Sa sau khi thành lập thành phố Đà Nẵng mới.

Ông Phan Văn Bình làm chủ tịch UBND đặc khu Hoàng Sa, Đà Nẵng

Người đàn ông cùng chú ngỗng đi bộ khắp Việt Nam

Từ quả trứng ngỗng tình cờ nở ra trên chiếc xe điện cũ kỹ, chú ngỗng Dona đã trở thành người bạn đồng hành cùng anh Tý. Hơn 1 năm ròng rã, đôi bạn này đã đi khắp chiều dài đất nước.

Người đàn ông cùng chú ngỗng đi bộ khắp Việt Nam

Ai sẽ là giám đốc các sở của tỉnh Quảng Trị sau khi nhập tỉnh?

Quảng Trị và Quảng Bình đã chính thức sáp nhập thành tỉnh Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị đã ký quyết định bổ nhiệm các giám đốc Sở của tỉnh mới.

Ai sẽ là giám đốc các sở của tỉnh Quảng Trị sau khi nhập tỉnh?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar