05/01/2025 12:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 2: Rác nhựa ngập chợ, bay khắp nơi

Nhiều bà nội trợ đi chợ mang về bọc ni lông to đùng, bên trong lại có hàng chục bọc ni lông lớn nhỏ để đựng từng thứ khác nhau. Rác nhựa đang là thảm họa môi trường.

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 2: Rác nhựa ngập chợ, bay khắp nơi - Ảnh 1.

Ở Hà Nội, nhiều người đã sắm xe kéo đi chợ, nhưng mỗi loại thực phẩm đều đựng trong bọc ni lông riêng và sau đó sẽ ra thùng rác - Ảnh: TÂM LÊ

Thậm chí những thứ tươi sống như thịt, cá còn được đựng tới mấy lớp bọc. Có bà nói: "Cho tôi hai, ba lớp bọc để lỡ bị rách".

Nhưng rất nhiều người bán đã quá quen chuyện này, họ tự động tròng thêm bọc ni lông mà khỏi đợi nhắc. Thói quen sử dụng đồ nhựa nhanh chóng trở thành rác thải gây ô nhiễm này đang tăng lên ở cả thành thị và nông thôn.

Hai trái chanh, một nhánh gừng, vài quả ớt cũng từng bọc ni lông riêng

Sáng sớm, ở ngôi chợ nhiều chục năm tuổi Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội), nhiều bà nội trợ đã tới chọn thực phẩm tươi ngon.

Người nào ra về cũng hai tay xách hai túi ni lông nặng trĩu rau củ, thịt cá. Hiếm lắm mới thấy có người xách giỏ đi chợ, nhưng bên trong vẫn đựng mỗi loại thực phẩm một bọc ni lông riêng.

Rau, đậu, thịt, cá, trái cây sơ sơ đã hơn chục bọc ni lông, loại dùng một lần. Thậm chí nhiều người mua hai quả chanh, một nhánh gừng, vài trái ớt cũng đựng vào… ba cái bọc riêng.

Bà Nguyễn Thị Lệ, 62 tuổi, kéo xe thực phẩm nặng nề ra khỏi chợ và cho biết: "Giờ người ta đựng vào túi bóng hết mà, đồ nào đựng riêng đồ đấy nó tiện, không bị lẫn vào nhau. Người bán hàng để sẵn túi, mua cái gì người ta cũng bỏ vào túi cái đó luôn".

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 2: Rác nhựa ngập chợ, bay khắp nơi - Ảnh 2.

Bọc ni lông là rác thải ngập tràn ở các chợ - Ảnh: TÂM LÊ

Sạp rau đắt hàng nhất nhì trong chợ của vợ chồng anh Thành, chị Yến nói giọng miền Nam, mỗi tuần dùng cả chục ký bọc ni lông đựng rau củ. "Bà con mua hai trái chanh, một nhánh gừng cũng đựng bọc ni lông riêng", anh chồng nói về yêu cầu của khách.

Những người trẻ đi chợ còn khỏe hơn, lúc đi tay trắng, lúc về một xe đồ ăn đầy, nhưng cái nào cũng đựng bọc ni lông riêng. Thực phẩm chín, sống, loại nào cũng đựng riêng, đồ tươi sống hay loại có nước như dưa, thịt, cá thì đựng 2-3 bọc lồng một.

Chị Thanh Vân (ở phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) làm tại một công ty xuất nhập khẩu. Buổi sáng chị chạy xe máy đi làm, nhưng tối về chị thường ghé qua chợ để mua đồ nấu ăn cho gia đình bốn người và một cháu trai ở quê lên học.

"Giờ các chị em công ty đều vậy hết, sáng dậy đi chợ sao kịp giờ đưa con đi học rồi đến chỗ làm. Tối về tiện đường chạy qua, mình mua thêm gì cứ đi thẳng xe qua chợ cóc, ngồi trên xe cũng mua được và tất cả đều đựng bọc ni lông", chị Vân khẳng định lứa trẻ giờ hiếm người chịu xách giỏ đi chợ.

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 2: Rác nhựa ngập chợ, bay khắp nơi - Ảnh 3.

Mang xe đẩy đi chợ, nhưng người mua và người bán vẫn soạn đồ vào hàng chục bao ni lông để đem về nhà, rồi nhanh chóng ra ... thùng rác, bãi rác - Ảnh: TÂM LÊ

Cạnh nhà chị Vân có hai nhà trọ, sinh viên ra trường đi làm cũng mua đồ ăn treo trên xe đi về. Hôm trời lạnh, các bạn tụ tập ăn lẩu, rủ nhau đi chợ và xách về bao nhiêu là bọc ni lông to nhỏ. Cả những thực phẩm khô và mấy lon nước, lon bia cũng xách bọc ni lông đem về.

Lúc dọn bãi "chiến trường" ăn uống, họ gom cả bịch nặng trĩu đủ loại rác thực phẩm và rác nhựa. Tất cả cho vào thùng rác to chung cả xóm trọ, không phân loại gì hết.

Nói về giảm tiêu dùng rác thải nhựa, chị Vân cho biết: "Thời này ít dùng bọc ni lông chắc chỉ có các cụ lớn tuổi, vì từng quen không có mà dùng. Bây giờ đi chợ không có túi ni lông thì ngại lắm".

Len giữa các ngõ chợ, chiếc xe máy đầy bọc ni lông của chị Loan (quê Mỹ Đức, Hà Nội) đi bỏ mối cho các cửa hàng, hiệu thuốc, sạp bán hàng chợ truyền thống. Mỗi ngày chị bán được khoảng 40-60kg bọc đủ kích cỡ, màu sắc.

Chị sắp xếp bọc ni lông thành từng cuộn trên giỏ xe, thích loại nào cũng có, chỉ cần nói mua để dùng vào việc gì thì chị chọn được ngay. Bọc đen đựng rác, loại 5kg thì 30.000 đồng/kg, bọc trắng tinh đựng đồ ăn thì 45.000 - 50.000 đồng/kg.

Chị Loan khẳng định hiện nay bọc ni lông ở trên phố gần như nhà nào cũng dùng, không nhiều thì ít, cả người bán hàng lẫn nhà dân. Chính sự tiện lợi, giá rẻ của nó nên tới nay vẫn chưa có cách nào thay thế, ngay cả các nhà hàng, cửa nhà lớn ở Hà Nội.

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 2: Rác nhựa ngập chợ, bay khắp nơi - Ảnh 4.

Chiếc xe của chị Loan chở bọc ni lông đi bán sỉ khắp Hà Nội - Ảnh: TÂM LÊ

Chợ quê cũng đầy bọc ni lông, rác nhựa

Không chỉ ở phố, bây giờ về quê đi chợ cũng không cần mang theo làn cói, giỏ tre như ngày xưa vẫn có thể mua đủ thứ đồ mang về vì người bán đã thủ sẵn bọc ni lông.

Thi thoảng vẫn còn hàng lót lá chuối nhưng đã bọc bên ngoài nhiều lớp túi ni lông, vừa để tiện mang về, vừa để giữ ấm.

Bà Lê Thị Thơm (ở xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) buôn rau củ ở chợ quê, thở dài: "Bây giờ không có túi bóng đựng thì khách lại qua hàng khác mua. Bà con giờ có thói quen bỏ vào túi rồi, mua gì cũng bỏ vào túi riêng hết. Quả cau, lá trầu cũng bỏ vào túi riêng. Cái thời các cụ đi chợ buộc thịt, cá bằng lạt, đùm bằng lá chuối còn mô nữa. Mỗi thời mỗi khác, cái gì tiện, nhanh người ta theo".

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 2: Rác nhựa ngập chợ, bay khắp nơi - Ảnh 5.

Bọc ni lông vừa để sử dụng vừa xả rác ở một gian hàng tươi sống tại chợ Hà Nội. Chúng theo gió bay tứ tung. Cảnh này cũng tràn ngập ở các chợ khắp cả nước ... - Ảnh: TÂM LÊ

Hàng xóm nhà bà Thơm mò được vài ký ốc, muốn đi bán cũng phải mua sẵn mớ bọc ni lông để cân cho khách. Có nhà trồng được ruộng ngô, đến mùa bẻ ngô đi bán cũng phải lo mua bọc trước ngày bẻ ngô.

Ở làng bà Thơm, các quán tạp hóa bán thứ gì cũng cho vào bọc ni lông. Gói tăm, lọ gia vị, hộp sữa, cân đường cũng đều cho vào bọc và phải phân từng bọc riêng. Thức ăn chín cho vào hộp xốp, đồ có nước thì cho vào hộp nhựa, rồi lại thêm vài lượt bọc ni lông đem về.

Bố mẹ ở quê gửi đồ tiếp tế cho con ăn học ở thành phố, gửi một thùng đầy đồ ăn, nào gạo, trứng, rau củ, thịt, cá, đậu, hành, đồ chín, đồ sống. Nhưng đồ nào cũng đựng vào bọc ni lông riêng, có loại còn vài lớp bọc cho khỏi hỏng. Thế là bọc ni lông từ phố về quê, rồi lại từ quê ngược ra phố, và rất nhanh ra… thùng rác.

Gia đình chị Nguyễn Thị Mai (quê Vụ Bản, Nam Định) từ khi nhu cầu đồ nhựa ở làng xã "lên ngôi", vợ chồng chị quay ra buôn bán đồ nhựa lưu động. Từ chiếc xe đẩy, anh chị đã mua được xe tải nhỏ để chở đồ đi khắp thôn trong xã, ngoài xã.

"Đồ tiêu dùng loại nào cũng có, các loại bọc ni lông, rồi rổ rá, hộp nhựa, móc treo, bát đĩa, giá, kệ đựng dao thớt, đồ chơi trẻ em. Đến giá đựng giấy vệ sinh, đựng kem đánh răng dán trên tường mà giờ bà con cũng hỏi mua. Không thiếu gì cả, thành phố dùng gì, bà con quê cũng dùng cái đó", chị Mai cười nói.

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 2: Rác nhựa ngập chợ, bay khắp nơi - Ảnh 6.

Một người đi chợ ở Hà Nội và biết bao nhiêu cái bao nhựa sẽ thành rác thải ra môi trường - Ảnh: TÂM LÊ

Sắp Tết, vợ chồng chị càng nhập nhiều hàng về hơn, khay đựng bánh kẹo, mứt Tết, lồng bàn, túi đựng thực phẩm, bộ lau nhà. Trong số hàng nhập về, có tới 70% là đồ nhựa.

Chị Mai cho biết: "Nhà nào tới mua hàng ít nhất cũng chọn được vài món hàng, rẻ mà. Trong xóm tôi ở nhà nào cũng chạy sang mua, hôm nay thấy đồ nhập về mới lạ, tiện dụng là họ mua luôn". Tất nhiên, chẳng bao lâu nhiều thứ trong đó đã lăn lóc ngoài thùng rác.

Bà Trần Thị Trang, tiểu thương tại chợ Bình Trị Đông, TP.HCM, kể: "Tôi bán rau quả, nhiều khách cứ yêu cầu phải bọc riêng từng loại. Tôi mua loại bọc ni lông giá rẻ và nhanh phân hủy, nhưng nhiều khách cũng không chịu.

Họ nói tôi "kẹo kéo", xài loại bọc này dễ bị rách. Cuối cùng tôi phải xài loại bao ni lông tốt, đắt tiền hơn và tất nhiên cũng khó phân hủy hơn. Ai cũng hiểu, nhưng mọi người cứ xài và mình phải theo họ".

Thải ra 30 tỉ bọc ni lông mỗi năm

Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, bọc ni lông và lượng chất thải nhựa chiếm đến 8-12% chất thải rắn sinh hoạt, trong đó chỉ có khoảng 11-12% được xử lý tái chế, còn lạ là chôn lấp, thải ra môi trường.

Ở các thành phố, khoảng 10,48 - 52,4 tấn bọc ni lông được sử dụng mỗi ngày, trung bình mỗi hộ dân sử dụng đến 1kg bọc nhựa mỗi tháng. Cả nước mỗi năm tiêu thụ (và thải ra) 30 tỉ bọc ni lông.

****************

Nhóm dân văn phòng vừa ăn trưa, rủ nhau ngồi uống nước trà trên vỉa hè, bỗng bọc ni lông dơ theo gió ở đâu bay quấn vào mình...

>> Kỳ tới: Nỗi khổ sống cạnh rác nhựa chất đống

Kinh hoàng rác nhựa ngập tràn - Kỳ 1: Mua sắm đầy hộp xốp, ly nhựa, bọc ni lông

Một bà đi chợ cầm về 30 bọc ni lông đựng rau, thịt, cá, hành ớt, trái cây... Một nhóm bạn năm người với bữa ăn sáng mang về hơn 50 cái bọc lớn nhỏ hộp xốp, ly, muỗng, ống hút nhựa cho 5 phần hủ tiếu và cà phê sữa…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar