29/11/2018 09:01 GMT+7

Kinh dị loài ong biến con mồi thành ‘xác sống’

MINH HẢI
MINH HẢI

TTO - Đẻ trứng vào nhện để biến con mồi thành ‘xác sống’ và cho ấu trùng ăn thịt từ bên trong, loài ong sống trong rừng nhiệt đới Amazon khiến không ít người phải run sợ trước cách thức săn mồi của chúng.

Kinh dị loài ong biến con mồi thành ‘xác sống’ - Ảnh 1.

Ảnh: Niclas R.Fritzen/Ilari E. Saaksjarvi

Loài sở hữu năng lực "rợn người" này thuộc chi Zatypota, được các nhà nghiên cứu phát hiện trong rừng nhiệt đới Amazon ở Ecuador. 

"Nạn nhân" của nó là loài nhện có tên khoa học là Exelius Anelosimus - loài nhện duy nhất được biết đến có lối sống bầy đàn với số lượng cá thể rất lớn, lên tới hàng chục nghìn con.

Ong ký sinh thường sinh sản bằng cách đẻ trứng của nó lên cơ thể vật chủ, thường là một loại côn trùng khác. Sau một thời gian ngắn, ấu trùng nở và bắt đầu ăn thịt vật chủ từ bên trong để phát triển.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra khả năng thay đổi hành vi, tập tính của vật chủ, biến chúng thành "cái xác không hồn", phục vụ cho ấu trùng ong trong cơ thể.

Trong trường hợp này, đầu tiên ong ký sinh sẽ khiến cho con nhện rời bỏ bầy đàn để sống một mình. Sau đó, con nhện sẽ tạo ra một chiếc kén cho ấu trùng thay vì "đan" mạng nhện như bình thường. Và cuối cùng, con nhện ngoan ngoãn ngồi chờ để trở thành thức ăn cho ấu trùng phát triển.

"Loài ong ký sinh có thể thao túng hành vi của nhện đã được các nhà khoa học quan sát trước đó, song không phải ở mức độ phức tạp như thế này", Philippe Fernandez-Fournier, tác giả chính của nghiên cứu và nghiên cứu sinh chuyên ngành động vật học tại Đại học British Columbia (Mỹ) cho biết.

Điều đáng nói là loài ong ký sinh này không nhắm vào con mồi là một loài nhện có lối sống đơn độc như thường thấy, mà chọn loài nhện E.Anelosimus có lối sống theo bầy, đây là việc hiếm khi xảy ra.

"Điều này rất kỳ quặc bởi vì chúng thường không làm điều đó, vì vậy tôi bắt đầu ghi chép", Fournier cho biết.

Sau khi đưa một số cá thể nhện E.Anelosimus về phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện có ấu trùng ong bên trong cơ thể chúng.

Các nhà nghiên cứu cho biết sự thay đổi hành vi này diễn ra rất mạnh mẽ và con nhện hoàn toàn mất đi quyền kiểm soát và điều khiển hành vi. Con nhện sẽ tồn tại trong trạng thái vô thức như "xác sống" để chờ đợi ấu trùng ong ra đời và bị biến thành thức ăn.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cách thức biến những con nhện thành "xác sống" nhưng họ phỏng đoán mục đích mà loài ong này nhắm tới loài nhện E.Anelosimus bởi lẽ đây là một nguồn cung cấp thực phẩm ổn định.

"Chúng tôi cũng phát hiện ra rằng quy mô đàn nhện càng lớn thì những con ong này càng có khả năng nhắm vào chúng", Philippe Fernandez-Fournier cho biết.

TTO - Tuy bề ngoài thô kệch, xấu xí, loài cá ếch lại nhanh như chớp khi chỉ tốn 1/6.000 của 1 giây để đớp con mồi.

MINH HẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar