21/02/2023 19:43 GMT+7

Kim cương trả bằng máu người châu Phi nghèo khổ

Ở những vùng giàu kim cương tại châu Phi diễn ra một nghịch lý: doanh thu từ khai thác loại đá quý này không giúp cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Họ mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của việc khai thác và lạm dụng lao động.

Kim cương trả bằng máu người châu Phi nghèo khổ - Ảnh 1.

Viên kim cương hồng 170 carat mệnh danh là 'Hoa hồng Lulo' được khai thác ở Lunda Norte (Angola) - Ảnh: AFP

Xã hội bất ổn từ kim cương máu!

Tại Cộng hòa dân chủ Congo (DRC), Chủ tịch Hội đồng kim cương châu Phi M'Zee Fula Ngenge cho biết kim cương có một lịch sử xung đột do "lòng tham, chủ nghĩa ly khai hậu thuộc địa, cũng như sự xói mòn trách nhiệm của khu vực công và sự quản lý của chính phủ".

Ông Ngenge tin rằng chỉ một số ít tổ chức được hưởng lợi trực tiếp từ quá trình lao động đến đổ máu của những người lao động nghèo khổ.

Xung đột khu vực không chỉ làm tăng thêm sự kiểm soát và áp bức bất hợp pháp, mà còn mang lại lợi ích cho những tên tuổi lớn trong ngành buôn bán kim cương.

Kịch bản xung đột này ở Congo cũng tương tự ở các quốc gia châu Phi khác có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn. Ông Ngenge nhấn mạnh nhiều quốc gia trong khu vực bất ổn chính trị và xã hội là "mục tiêu có chủ ý của ngành công nghiệp kim cương".

Điểm chung của Congo, Angola, Mozambique và nhiều quốc gia giàu khoáng sản khác ở châu Phi là có hai thị trường khai thác khoáng sản: Một ngành công nghiệp khai thác chính thức, hầu hết do nước ngoài thống trị và chịu sự giám sát ở một mức độ nào đó. Thị trường còn lại diễn ra trong bí mật và do những người khai thác lậu cùng các nhà tài trợ nước ngoài.

Đài truyền hình Đức DW đã đến thăm thị trấn khai thác kim cương Cafunfo ở tỉnh Lunda Norte của Angola, nằm gần biên giới với Congo.

Kim cương trả bằng máu người châu Phi nghèo khổ - Ảnh 2.

Những người thợ đào mỏ ở Zimbabwe - Ảnh: AP

Caiongo Adelino là một thợ mỏ không chính thức (còn gọi là garimpeiro) trong hơn 10 năm. Người đàn ông 49 tuổi nói các nhóm đào mỏ thường có các nhà tài trợ. Họ trả tiền cho các nhóm đi sâu vào rừng để khai thác kim cương bất hợp pháp. Sau đó, những nhà tài trợ này mua lại kim cương của họ với giá rẻ mạt.

Ông Adelino nói với DW: “Lần cuối cùng tôi bán một viên kim cương, nó có giá 1.250 USD. Nhưng đây không phải là giá thực".

Thị trường mua bán kim cương bí mật do thợ mỏ khai thác - phần lớn là người Senegal, Trung Quốc, Pháp, Eritrea, Guinea và Congo.

Thế giới phát triển 'làm ngơ'?

Dữ liệu từ Hội đồng kim cương châu Phi ước tính khoảng 28% đến 32% tổng sản lượng kim cương châu Phi bị thất thoát vào tay các nhóm buôn lậu.

Ông Ngenge nói với DW: “Trong một số trường hợp, kim cương vận chuyển trái phép bị tịch thu và trở thành tài sản của quốc gia tịch thu chúng".

"Vì vậy, 'thế giới phát triển', như Giáo hoàng Francis gần đây đã gọi họ, chắc chắn có tội khi nhắm mắt làm ngơ trước tình trạng buôn lậu kim cương này", ông Ngenge nói.

Đài DW cũng nói chuyện với một chuyên gia về địa chính trị kim cương - người đã yêu cầu không nêu tên trước khi nêu bật một số cơ chế rửa tiền đằng sau giao dịch này.

"Đôi khi kim cương bị đánh cắp từ các mỏ ở Angola và được vận chuyển đến DRC. Sau đó chúng được xuất khẩu sang Dubai với các tài liệu ghi những viên kim cương này đến từ DRC", ông nói.

Kim cương trả bằng máu người châu Phi nghèo khổ - Ảnh 3.

Khoảng 28-32% tổng sản lượng kim cương châu Phi bị thất thoát vào tay các nhóm buôn lậu - Ảnh: DW

Ông Rafael Marques de Morais, một nhà báo người Angola và là tác giả của cuốn Những viên kim cương máu, chỉ trích những cải cách trong thương mại kim cương ở Angola và quốc tế.

Ông tin rằng chương trình chứng nhận "quy trình Kimberley" đa phương, được thành lập vào năm 2003, đang bị lạm dụng như một cái cớ để xoa dịu những tiếng nói chỉ trích.

Quy trình Kimberley là sự hợp tác quốc tế giữa nhiều quốc gia, tổ chức phi chính phủ và ngành công nghiệp kim cương nhằm chứng nhận kim cương bán ra thị trường có nguồn gốc sạch, không đến từ những vùng có xung đột và vấy máu người châu Phi.

Theo ông Marques de Morais, giao thức này chẳng qua để trang trí nhằm giảm tác động của việc cướp bóc và chuyển giao tài nguyên khoáng sản từ các nước nghèo. Trong khi thực tế, nó bảo vệ lợi ích của các quốc gia mua những viên đá quý.

"Nói rằng kim cương sạch là đủ để biện minh cho mọi thứ? Nhưng chúng không sạch, vì chúng tiếp tục bị khai thác thô bạo", ông nói với DW.

G7 và EU tìm cách siết trừng phạt kim cương Nga

Nhóm G7 và Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận về cách theo dõi kim cương của Nga xuyên biên giới. Động thái này mở đường cho những hạn chế đối với mặt hàng kim cương của Nga trong tương lai.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar