05/02/2024 09:14 GMT+7

Kiều bào về quê ăn Tết kết hợp chữa bệnh, làm đẹp vì chất lượng tốt, giá mềm

Tết là dịp mọi người trở về quê hương đón xuân cùng gia đình, nhưng với kiều bào còn là cơ hội được thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe với dịch vụ y tế tận tâm tại Việt Nam.

PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan thăm khám bệnh hô hấp cho một Việt kiều về quê hương đón Tết, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan thăm khám bệnh hô hấp cho một Việt kiều về quê hương đón Tết, tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2024, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận đông đảo bệnh nhân là kiều bào về nước khám các bệnh lý về hô hấp. Trong số này, nhiều người vỡ òa hạnh phúc khi được điều trị thuyên giảm sau nhiều năm sống chung với bệnh tật nơi xứ người.

Gian nan hành trình chữa bệnh nơi xứ người

Trải nghiệm khám hô hấp tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM sau nhiều năm ở xứ người, anh N.T.V. (46 tuổi, Mỹ) chia sẻ: "Ở Mỹ, gặp bác sĩ gia đình cũng hẹn cả tháng. Sau 5-6 lần khám mà chưa ổn thì mới có cơ may được chuyển đến chuyên gia. Ở Việt Nam, tôi được khám ngay với chuyên gia mà lại còn được chọn bác sĩ nữa".

Bên cạnh khó khăn trong việc tiếp cận bệnh viện chuyên khoa, kiều bào còn đối mặt với rào cản ngôn ngữ trong suốt quá trình thăm khám.

Nhiều bệnh nhân lớn tuổi không biết tiếng Anh tại Mỹ phải nhờ sự giúp đỡ của phiên dịch, kèm theo cảm giác ngại ngùng khi phải chia sẻ tình trạng bệnh của mình với người lạ.

Bệnh nhân kể đã gặp bác sĩ gia đình ở Mỹ nhiều lần nhưng cũng không được giải thích bệnh rõ ràng. Họ thường được cho một bình thuốc xịt màu xanh để dùng khi khó thở.

Một số bệnh nhân Việt kiều khác đã được chẩn đoán hen suyễn nhưng không được làm các xét nghiệm hô hấp và chỉ được cho sử dụng một loại corticosteroid dạng hít thường được sử dụng trong điều trị hen nhẹ.

Khi cấp cứu, họ được cấp thêm một bình xịt để dùng và dự phòng một bình oxy trong xe hơi. Mỗi lần bị lên cơn hen cấp, bệnh nhân sẽ tự gọi điện thoại nhờ người thân đưa đi cấp cứu, điều này rất nguy hiểm đến tính mạng.

Không thua kém thế giới

Với kinh nghiệm điều trị và cơ hội làm việc với nhiều chuyên gia hô hấp trên thế giới, có thể khẳng định bác sĩ hô hấp Việt Nam có trình độ chuyên môn không thua kém bác sĩ nước ngoài. Bên cạnh đó, với sự phát triển của cơ sở vật chất khám chữa bệnh ở Việt Nam đã giúp nâng cao chất lượng thăm khám các bệnh lý hô hấp trong những năm gần đây.

Các cuộc thăm khám hô hấp cho kiều bào đều diễn ra bài bản và đúng quy trình. Điển hình như trường hợp anh N.T.V. được bác sĩ hỏi tiền sử bệnh, tiền căn gia đình, các thuốc đã dùng cũng như tiền sử đợt cấp, các yếu tố khởi phát cơn khó thở và tình trạng hiện tại. Sau đó, bệnh nhân được khám lâm sàng, chụp X-quang và thực hiện hô hấp ký để xác định chẩn đoán.

Các bác sĩ gia đình ở Mỹ rất ít người có khả năng thực hiện hô hấp ký mà phải gửi lên các tuyến chuyên khoa. 

Sau khi bệnh nhân được thăm khám kỹ lưỡng, chụp X-quang ngực, thăm dò chức năng hô hấp thì việc kê toa sẽ được cân nhắc sao cho phù hợp nhất cho từng bệnh nhân dựa trên chẩn đoán đã được xác lập cẩn thận.

Kết quả tái khám sau 4 tuần, hầu hết các bệnh nhân hô hấp Việt kiều đều rất vui mừng vì triệu chứng khó thở đã giảm nhiều. Một bệnh nhân hào hứng chia sẻ trong một lần tái khám: "Chuyến này quay lại Mỹ, tôi sẽ thu xếp mọi chuyện rồi trở về lại sống ở Việt Nam luôn. Ở Việt Nam chữa bệnh tốt quá!".

Hiện điều trị nha khoa, làm răng sứ, răng thẩm mỹ, các dịch vụ làm đẹp như chăm sóc da, phẫu thuật thẩm mỹ... là dịch vụ được nhiều Việt kiều ưa chuộng và chọn sử dụng khi có dịp về nước. 

Ông Trần Cao Bính - giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương Hà Nội - cho biết sau dịch COVID-19, số lượng người nước ngoài và Việt kiều đến Việt Nam chăm sóc nha khoa gia tăng rất mạnh.

Một trong những lý do quan trọng theo ông Bính là chi phí điều trị bệnh răng miệng tại Việt Nam rẻ hơn ở nước ngoài 5-10 lần, cá biệt có dịch vụ rẻ hơn 20 lần, trong khi về kỹ thuật và tay nghề y bác sĩ lại không thua kém gì so với các nước.

TP.HCM tập trung đầu tư thành điểm đến du lịch y tế của khu vực

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định thành phố đang tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực để trở thành một trong những điểm đến du lịch y tế của khu vực.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar