05/12/2021 09:25 GMT+7

Kiến nghị triển khai gói hỗ trợ kinh tế lên tới 660.000 tỉ đồng

LÊ THANH
LÊ THANH

TTO - Trong tham luận gửi tới Diễn đàn Kinh tế năm 2021 khai mạc sáng nay, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kiến nghị tổng gói hỗ trợ cần chi ra là 660.000 tỉ đồng, ước 8% GDP trong 2 năm 2022-2023.

Kiến nghị triển khai gói hỗ trợ kinh tế lên tới 660.000 tỉ đồng - Ảnh 1.

Theo Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ưu tiên chi mua vắc xin để tiêm chủng toàn dân cần phải tiếp tục được triển khai trong năm 2022-2023 - Ảnh: Q.ĐỊNH

Phục hồi và phát triển bền vững là chủ đề Diễn đàn Kinh tế năm 2021, do Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ban Kinh tế trung ương và Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 5-12. 

Để ổn định vĩ mô, làm cơ sở cho sự phục hồi toàn diện của nền kinh tế trong trung và dài hạn, tại Diễn đàn Kinh tế năm nay, Viện hàn lâm Khoa học xã hội đề nghị triển khai kịp thời và hiệu quả tổng gói cứu trợ nền kinh tế trong năm 2022-2023 khoảng 666.000 tỉ đồng, tập trung 4 lĩnh vực ưu tiên. 

Ưu tiên nguồn lực cho y tế

Giải pháp được ưu tiên hàng đầu trong các gói hỗ trợ mà Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đề xuất là phải đảm bảo nguồn lực củng cố hệ thống y tế trên toàn quốc với 76.000 tỉ đồng.

Lý do dịch bệnh COVID-19 trong 2 năm qua đã khiến hệ thống y tế tại nhiều tỉnh, thành phố bị thiệt hại nặng nề cả về nhân lực và vật lực, trong khi đại dịch trên thế giới còn đang diễn biến phức tạp.

Nhằm củng cố hệ thống y tế, cần 50.000 tỉ đồng để chi xét nghiệm sàng lọc cộng đồng; chi y tế cho phòng dịch và điều trị COVID-19; chi mua vắc xin để thực hiện chương trình tiêm chủng toàn dân.

Trường hợp dịch bệnh bùng phát trên diện rộng cần dự phòng khoản kinh phí 26.000 tỉ đồng để chi cho phòng dịch; nghiên cứu vắc xin và thuốc chữa bệnh và hỗ trợ người nhiễm bệnh cách ly.

Hỗ trợ trực tiếp cho người lao động khó khăn

Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp cho hệ thống y tế, giải pháp tiếp theo là phải tiếp tục củng cố hệ thống an sinh xã hội. Theo đề xuất của Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, kinh phí cần chi ra khoảng 58.000 tỉ đồng hỗ trợ những nhóm dân cư, người lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất bởi đại dịch.

Cụ thể, hỗ trợ việc khắc phục đứt gãy lao động như trợ giá cho các tuyến xe khách liên tỉnh, tàu hỏa phải chạy 50% công suất để chống dịch, nhà trọ 0 đồng trong vòng một tháng, hỗ trợ xét nghiệm miễn phí...

Đảm bảo những người lao động nhập cư làm việc trong khu vực không chính thức không có giao kết hợp đồng được hỗ trợ đầy đủ để yên tâm ngồi nhà... khi bị phong tỏa.

Căn cứ của đề xuất này dựa trên các nghị quyết số 42; 154; 68 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong đó, các khoản mục hỗ trợ cụ thể gồm duy trì việc làm cho 4,1 triệu người lao động với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng trong 6 tháng với tổng số tiền là 36.900 tỉ đồng.

Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương với người nghỉ việc dưới 1 tháng là 1.855.000 đồng, cho người nghỉ việc trên 1 tháng là 3.710.000 đồng. Ước tính tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2022 là 5%, tương đương với tổng thất nghiệp dự báo 2,68 triệu người. Nên tổng mức hỗ trợ ước khoảng 10.000 tỉ đồng.

Hỗ trợ người lao động ngừng việc dành cho người bị cách ly hoặc ở trong khu vực bị phong tỏa, mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người. Tổng mức hỗ trợ này căn cứ vào số người thực tế.

Hỗ trợ người lao động đang nuôi con dưới 6 tuổi hoặc mang thai được hỗ trợ 1 triệu đồng/người. Dự kiến nhóm lao động này khoảng 7,4 triệu người nên tổng mức hỗ trợ là 7.400 tỉ đồng.

244.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp

Bên cạnh đó, xác định doanh nghiệp là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch, Viện hàn lâm Khoa học cũng kiến nghị các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cần phải thiết thực hơn với nguồn lực cần chi là 244.000 tỉ đồng trong 2 năm 2022-2023.

Căn cứ của mức đề xuất này là tính đến tháng 10, Chính phủ đã miễn, giảm, giãn 95.000 tỉ đồng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất; miễn, giảm 27.000 tỉ đồng tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Như vậy, tổng hỗ trợ đã thực hiện là 122.000 tỉ đồng.

Giải pháp cuối cùng là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công - kênh rất quan trọng để kích thích nền kinh tế. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế để giải ngân 288.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2 năm 2022-2023.

Thủ tướng nêu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế

TTO - "Chúng tôi rất thấu hiểu và chia sẻ với khó khăn của người dân và doanh nghiệp. Càng trân trọng những đóng góp của người dân và doanh nghiệp bao nhiêu thì càng thấy trách nhiệm của mình", người đứng đầu Chính phủ phát biểu sáng 12-10.

LÊ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nở rộ trái phiếu không tài sản đảm bảo, mời chào lãi tới 12%/năm

Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam vừa công bố dữ liệu mới nhất liên quan đến tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, 'đại gia' bất động sản cùng nhiều doanh nghiệp lớn lên phương án bán trái phiếu không tài sản đảm bảo, lãi cao.

Nở rộ trái phiếu không tài sản đảm bảo, mời chào lãi tới 12%/năm

Kiểm tra hàng giả, thực phẩm chức năng giả: Cây kim trong bọc

Việc xử lý với nạn làm hàng giả được thực thi nghiêm sau thời gian dài vấn nạn này gây nhiều hệ lụy với xã hội.

Kiểm tra hàng giả, thực phẩm chức năng giả: Cây kim trong bọc

Chuỗi nhà thuốc An Khang lỗ hơn 1.000 tỉ đồng trong hơn 5 năm qua

Công ty cổ phần Dược phẩm An Khang Pharma lỗ hơn 1.000 tỉ đồng tính từ năm 2020 đến cuối tháng 3-2025.

Chuỗi nhà thuốc An Khang lỗ hơn 1.000 tỉ đồng trong hơn 5 năm qua

Vinspeed đề xuất đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Chính phủ giao các bộ đánh giá, báo cáo trước 22-5

Công ty Vinspeed chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ phương án đầu tư, lập bản so sánh giữa 2 phương án đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân.

Vinspeed đề xuất đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Chính phủ giao các bộ đánh giá, báo cáo trước 22-5

Vietnam Airlines kỳ vọng bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025

Những dấu hiệu phục hồi và bứt phá mạnh mẽ ngay từ những tháng đầu năm 2025 cho thấy hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines, đang tiếp tục khẳng định vị thế trong khu vực và trên thế giới.

Vietnam Airlines kỳ vọng bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025

Khởi công dự án du lịch nghỉ dưỡng 1 tỉ USD ở Hồ Tràm, Bà Rịa - Vũng Tàu

Dự án gồm khách sạn 5 sao, biệt thự nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị, triển lãm và casino ở Hồ Tràm, có thể phục vụ 18.000 khách lưu trú mỗi ngày.

Khởi công dự án du lịch nghỉ dưỡng 1 tỉ USD ở Hồ Tràm, Bà Rịa - Vũng Tàu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar