15/05/2012 18:04 GMT+7

Kiến làm "vệ sĩ" cho cây nắp ấm

THIÊN NHIÊN
THIÊN NHIÊN

TTO - Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện trường hợp cộng sinh độc đáo giữa côn trùng và thực vật ăn thịt tại khu đầm lầy than bùn nghèo dinh dưỡng ở đảo Borneo, đó là kiến Camponotus schmitzi và cây nắp ấm Nepenthes bicalcarata.

Phóng to
Cây nắp ấm Nepenthes bicalcarata - Ảnh: Vincent Bazile/Live Science

Theo đó, kiến sẽ hết mình làm “vệ sĩ ” cho cây nắp ấm, ngược lại chúng được hưởng lợi dịch mật được tiết ra trong bình nắp ấm và các chất dinh dưỡng từ xác con mồi còn lại trong bình này, trích thông tin trên tạp chí khoa học Mỹ Live Science.

Kiến làm “vệ sĩ” cho cây nắp ấm như thế nào? Chúng làm sạch vành miệng nắp ấm, tạo cho vành luôn trơn trượt để dễ “bẫy” con mồi, tấn công những bọ cánh cứng nhỏ chuyên cắn và phá hoại cây nắp ấm. Ngoài ra, phân và nước thải của kiến còn được xem là những chất dinh dưỡng cho cây.

Một đàn kiến “vệ sĩ” Camponotus schmitzi còn biết hợp sức kéo xác con mồi lớn ra khỏi chiếc bình nắp ấm và sau đó sẽ “xử lý” xác này. Những xác con mồi này cung cấp chất dinh dưỡng cho kiến, ngược lại nếu không có những đồng minh kiến, những xác này sẽ bị thối rửa dưới đáy bình.

Phóng to
Đàn kiến Camponotus schmitzi đang cố gắng kéo xác con mồi ra khỏi bình nắp ấm - Ảnh: Vincent Bazile/Live Science

Theo scienceray.com, kiến Camponotus schmitzi xứng đáng được gọi là côn trùng táo bạo nhất, có thể tồn tại ở môi trường sống nguy hiểm nhất - dưới vành miệng của chiếc bình tiêu hóa của cây nắp ấm Nepenthes bicalcarata, bởi các loài côn trùng khác, kể cả chim và động vật có vú nhỏ, có thể “mất mạng” ngay sau khi bị trượt xuống đáy bình và bị tiêu hóa thành dịch lỏng nơi đây.

“Những con kiến sống cộng sinh này rất quan trọng cho sự tồn tại của cây nắp ấm” - nhà sinh thái học Vincent Bazile, tác giả nghiên cứu, làm việc tại ĐH Montpellier 2 (Pháp) nói trên Live Science.

Phóng to

Kiến chúa Camponotus schmitzi - Ảnh: Vincent Bazile/Live Science

Kết quả các nghiên cứu thực hiện ở trường hợp cộng sinh kiến - cây nắp ấm cho thấy, nhờ kiến “bón phân” cho cây và xua đuổi bọ cánh cứng nhai chồi bình nắp ấm mới nhú lên nên cây có nhiều lá và nhiều chiếc bình nắp ấm, đồng thời lá và chiếc bình nắp ấp cũng to hơn bình thường.

Những chú kiến “vệ sĩ” này có thể giải thích lý do tại sao cây nắp ấm Nepenthes bicalcarata có vòng đời sinh sống “thọ” và tăng trưởng chiều cao đặc biệt - đến 20m so với các loài cây nắm ấm khác cùng chi Nepenthes, trích kết luận của nhà sinh thái học Laurence Gaume, đồng tác giả nghiên cứu tại ĐH Montpellier 2.

THIÊN NHIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar