01/10/2021 16:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kiểm soát chi phí đầu vào giảm gánh nặng cho nông dân

TRẦN MẠNH
TRẦN MẠNH

TTO - Dù gặp rất nhiều khó khăn vì dịch bệnh nhưng 9 tháng đầu năm nay ngành nông nghiệp vẫn có sự tăng trưởng, tiếp tục trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam.

Kiểm soát chi phí đầu vào giảm gánh nặng cho nông dân - Ảnh 1.

Giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng quá cao kể từ đầu năm làm giảm lợi nhuận người trồng lúa - Ảnh: CHÍ QUỐC

Tuy nhiên, cả người dân và doanh nghiệp nông nghiệp đang chịu nhiều áp lực và khó khăn vì chi phí đầu vào tăng, cần những chính sách hỗ trợ để đảm bảo ổn định sản xuất trong thời gian tới.

Đó là thông tin được các nhà quản lý và doanh nghiệp đưa ra tại hội nghị “Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ thu đông, mùa năm 2021; triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2021 - 2022 tại các tỉnh, thành Nam Bộ” do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức ngày 1-10.

Nông nghiệp vẫn là điểm sáng trong dịch bệnh

Ông Nguyễn Quốc Doanh, thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết ngành nông nghiệp vẫn là điểm sáng. Quý 3-2021 trong khi GDP Việt Nam giảm trên 6% so với quý trước thì ngành nông nghiệp tăng 1,04% là sự nỗ lực rất lớn. Chín tháng đầu năm 2021, GDP ngành nông nghiệp Việt Nam tăng 2,74%, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đạt 35,5 tỉ USD, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục Trồng trọt, toàn vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL sản xuất lúa cả năm 2021 ước diện tích đạt trên 4,1 triệu ha, năng suất ước đạt 6,18 tấn/ha, và sản lượng ước đạt 25,734 triệu tấn, tăng 515.000 tấn so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 6-2021 đến nay, việc đi lại thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ lúa gạo cho vụ hè thu với diện tích gần 1,78 triệu ha, sản lượng ước 10,152 triệu tấn với nhiều khó khăn thách thức.

Trong điều kiện áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng liên tục trong nhiều tháng, khả năng di chuyển của con người cùng thiết bị thu hoạch, vận chuyển nông sản giữa các tỉnh giáp ranh địa bàn các tỉnh đều bị trở ngại bởi quy định phòng chống dịch như xét nghiệm nhanh, xét nghiệm PCR, cách ly… dẫn đến thiếu doanh nghiệp, thương lái thu mua cùng phương tiện và nhân công tham gia thu hoạch, vận chuyển về nơi tiêu thụ.

Cần kiểm soát chi phí đầu vào

Kiểm soát chi phí đầu vào giảm gánh nặng cho nông dân - Ảnh 2.

Cục Trồng trọt đề nghị có chính sách kiểm soát chi phí đầu vào để giảm giá thành sản xuất nông nghiệp - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ông Lê Thanh Tùng, phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết giá thành sản xuất lúa vẫn còn ở mức cao dẫn tới lợi nhuận người trồng lúa hạn chế. Trong đó, chi phí phân bón chiếm tỉ lệ 21-24% trong tổng chi phí sản xuất; chi phí thuốc bảo vệ thực vật 15-17%; chi phí về giống 9-10%.

Mặt khác, giá thu mua lúa tươi giảm so với cùng kỳ năm trước 500-800 đồng/kg. Đây là các yếu tố đầu vào cần phải kiểm soát để giảm gánh nặng cho nông dân.

Đại diện Sở NN&PTNT Vĩnh Long cho biết nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao, nhân công khan hiếm do thực hiện giãn cách xã hội. Hiện nay có nhiều nông dân sau khi thu hoạch xong, lo ngại việc xuống giống thực hiện tái sản xuất do sợ khó tiêu thụ bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo ông Nguyễn Đình Xuân - giám đốc Sở NN&PTNT Tây Ninh, giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật từ đầu năm tăng quá cao khiến nông dân gặp khó. Sau dịch bệnh nhiều nông dân không trả tiền ngân hàng đúng hạn, ngân hàng dọa đưa vào nợ xấu. 

“Vấn đề không phải lãi suất cao, vì dân vẫn lo trả lãi suất được. Cái khó là thời gian qua doanh thu giảm nên không thể trả được cho ngân hàng đúng hạn. Vì vậy, cần chính sách khoanh và giãn nợ cho nông dân tiếp tục sản xuất", ông Xuân nói.

Ông Lê Thanh Tùng cho biết Cục Trồng trọt kiến nghị Bộ NN&PTNT có chính sách hỗ trợ bình ổn giá vật tư nông nghiệp để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Cần có những chính sách quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, đầu ra các loại hàng hóa vật tư nông nghiệp (về giá, chất lượng...) để hạn chế tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông, mua bán trên thị trường gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập của nông dân.

Ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), cho rằng liên kết doanh nghiệp với nông dân sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Chỉ có cánh đồng liên kết là hiệu quả nhất với doanh nghiệp và nông dân và địa phương. Nhưng khó khăn lớn nhất cho liên kết doanh nghiệp với nông dân là vấn đề vốn. 

“Chúng tôi không cần hỗ trợ từ ngân sách, bộ ngành, chỉ cần ngân hàng đồng hành là được. Khi địa phương phê duyệt dự án cánh đồng liên kết thì ngân hàng có chính sách giải ngân để chúng tôi hoạt động là được", ông Bình kiến nghị.

Kiểm soát chi phí đầu vào giảm gánh nặng cho nông dân - Ảnh 3.
Nông sản, lúa gạo miền Tây đang gặp khó do thiếu tài xế

TTO - Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có văn bản đề nghị sở GTVT các tỉnh, thành phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long tháo gỡ khó khăn vận chuyển hàng hóa, nông sản trong bối cảnh tài xế, tài công đang thiếu hụt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vingroup gửi văn bản cho UBND TP.HCM: Đường sắt đi Cần Giờ sẽ làm bằng nguồn vốn tư nhân

Công ty VinSpeed có trách nhiệm tham gia vào việc đầu tư các dự án đường sắt do Tập đoàn Vingroup đề xuất, trong đó có dự án đường sắt đi Cần Giờ.

Vingroup gửi văn bản cho UBND TP.HCM: Đường sắt đi Cần Giờ sẽ làm bằng nguồn vốn tư nhân

Phát hiện yến sào không rõ nguồn gốc ở cửa hàng tại chợ Bình Tây

Chiều 14-5, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM phát hiện cửa hàng tại chợ Bình Tây kinh doanh hàng chục hộp yến sào tinh chế không rõ nguồn gốc, và một cửa hàng bán bột thực phẩm không rõ xuất xứ tại quận 8.

Phát hiện yến sào không rõ nguồn gốc ở cửa hàng tại chợ Bình Tây

Việt Nam đang tích cực đàm phán thương mại với Mỹ

'Việt Nam đã và đang chủ động tích cực thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ, trên tinh thần hiệu quả, thẳng thắn, xây dựng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và mang lại kết quả lợi ích cho cả hai bên'.

Việt Nam đang tích cực đàm phán thương mại với Mỹ

Dòng tiền bất động sản dịch chuyển về đô thị vệ tinh đón ‘sóng’ sáp nhập

Mức độ quan tâm và đầu tư bất động sản tại các đô thị vùng thủ đô tăng mạnh từ cuối năm 2024 đến nay, dòng tiền dịch chuyển đón 'sóng' sáp nhập, đưa các đô thị vệ tinh thành tâm điểm thị trường.

Dòng tiền bất động sản dịch chuyển về đô thị vệ tinh đón ‘sóng’ sáp nhập

Ông Trump tiết lộ Ấn Độ đề xuất không áp thuế, Campuchia đàm phán thương mại với Mỹ

Cả Ấn Độ và Campuchia đều đang nỗ lực đàm phán thương mại với Mỹ trong hạn hoãn thuế 90 ngày, khi cả hai lần lượt bị Washington áp thuế đối ứng 26% và 49%.

Ông Trump tiết lộ Ấn Độ đề xuất không áp thuế, Campuchia đàm phán thương mại với Mỹ

Cổ đông Vietnam Airlines thông qua phương án tăng vốn điều lệ và mua máy bay

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025 vào chiều 15-5, các cổ đông của Vietnam Airlines đã nhất trí thông qua phương án phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thêm 9.000 tỉ đồng.

Cổ đông Vietnam Airlines thông qua phương án tăng vốn điều lệ và mua máy bay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar