01/06/2017 09:36 GMT+7

Kiểm soát chặt các khoản nợ bảo lãnh chính phủ

L.THANH - N.BÌNH
L.THANH - N.BÌNH

TTO - Theo các chuyên gia, cần tách bạch các khoản nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhưng phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt hơn.

Dàn máy mài trục trị giá hơn 2 triệu USD tại Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân (vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ thuộc tập đoàn Vinashin, nay là SBIC) xếp xó - Ảnh: Đức Hiếu

Trong khi đại biểu Quốc hội khẳng định “không thể gạt nợ của doanh nghiệp nhà nước ra khỏi nợ công”, nhiều chuyên gia cho rằng cần tách bạch các khoản nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhưng phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt hơn.

* Ông Đinh Tuấn Minh  (chuyên gia tài chính công):

Cổ phần hóa DNNN để giảm nợ công

Theo quy định, nợ công là những khoản nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và nợ được Chính phủ bảo lãnh. Do đó, các khoản nợ do DNNN tự vay tự trả không được tính vào nợ công.

Tuy nhiên, nợ của DNNN thường có khả năng trở thành nợ công nếu DN không trả được nợ. Nếu DNNN phá sản hoặc không có khả năng trả nợ, Nhà nước sẽ phải trả nợ thay vì Nhà nước là chủ sở hữu.

Dù Nhà nước không có trách nhiệm trả nợ, nhưng chủ nợ phát mãi tài sản là đất đai và nhà xưởng - tài sản của Nhà nước, Nhà nước sẽ bị mất tài sản, nói cách khác là Nhà nước trả nợ thay DNNN.

Chẳng hạn, khoản tiền 800 tỉ đồng mà Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) góp vào Ngân hàng TMCP Đại Dương bị mất do ngân hàng này làm ăn thua lỗ, Nhà nước đã mất trắng một khoản tiền lớn.

Như vậy, dù có trả nợ thay hay không, ngân sách nhà nước đều bị ảnh hưởng nếu DNNN thua lỗ, phá sản. Do đó, Nhà nước phải có hệ thống giám sát và cập nhật thường xuyên các khoản nợ vay của DNNN, kể cả các khoản tự vay tự trả.

Nghị định 81 năm 2015 về công bố thông tin cũng đã yêu cầu DNNN phải báo cáo giám sát tài chính, báo cáo chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh... để cơ quan quản lý có ý kiến hay cảnh báo khi thấy đầu tư rủi ro, khả năng mất vốn... nhưng nhiều DNNN không thực hiện.

Theo tôi, giải pháp tốt nhất là quyết liệt cổ phần hóa DNNN, chỉ giữ lại vốn nhà nước ở những lĩnh vực nhạy cảm như an ninh quốc phòng, lĩnh vực mà tư nhân không muốn làm.

* Ông Hoàng Quang Hàm - ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội:

Nợ tự vay của DNNN không thể đưa vào nợ công

Luật quản lý nợ công hiện hành và dự án sửa đổi luật này vẫn giữ nguyên phạm vi về nợ công, gồm ba khoản: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.

Dự thảo cũng ghi rõ: “Nợ công không bao gồm nợ tự vay tự trả của DNNN, của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tổ chức kinh tế khác của Nhà nước...”.

Hơn nữa, theo Luật doanh nghiệp năm 2014, DNNN là công ty TNHH một thành viên, DN phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn và khi không trả được nợ thì phá sản.

Tuy nhiên, nếu DNNN vỡ nợ sẽ gây ảnh hưởng đến tín nhiệm quốc gia, đến an ninh tài chính quốc gia và gây hệ lụy cho nền kinh tế. Nhà nước phải có biện pháp quản lý, theo dõi chặt các khoản nợ vay của các DNNN, không chỉ các khoản nợ được bảo lãnh mà cả những khoản nợ tự vay tự trả của các DN này.

* TS Đỗ thiên Anh Tuấn - giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright:

Phải kiểm soát chặt các khoản nợ bảo lãnh chính phủ

Dù luật không cho phép đưa các khoản nợ tự vay tự trả của DNNN vào nợ công, nhưng trong thực tế ngân sách nhà nước đang phải gánh những khoản thua lỗ, thất thoát lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng của các DNNN.

Bởi nếu Chính phủ không cứu, nhiều dự án sẽ đổ vỡ, gây ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế chung, thu nhập, đời sống an sinh của người dân.

Vấn đề đáng cảnh báo hiện nay là tình trạng đầu tư yếu kém của các DNNN, dẫn đến nguy cơ thua lỗ và mất vốn nhà nước.

Do đó, cơ quan quản lý phải kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ, đặc biệt là khoản nợ của DNNN được Chính phủ bảo lãnh. Người có thẩm quyền cấp bảo lãnh theo phân cấp phải chịu trách nhiệm đối với hiệu quả của các khoản nợ được bảo lãnh...

* Chuyên gia Lê Trọng Nhi:

Minh bạch nợ công là cần thiết

Dù Chính phủ khẳng định nợ DNNN không liên quan đến nợ công nhưng mọi chuyện không phải vậy, thực tế cho thấy Chính phủ phải đứng ra bảo lãnh, thu xếp nhiều khoản nợ của DNNN.

Do đó theo tôi, vấn đề quan trọng là cơ quan quản lý phải nắm rõ chất lượng các khoản vay, định giá đúng tài sản DNNN, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu đại diện phần vốn nhà nước tại các DNNN.

Đặc biệt, nếu DNNN làm ăn thua lỗ phải cho phá sản chứ không nên cứu, đồng thời phải đẩy nhanh cổ phần hóa, Nhà nước nên giảm tỉ lệ nắm giữ dưới 50% đối với những DNNN thuộc các lĩnh vực không cần thiết vai trò điều tiết của Nhà nước.

L.THANH - N.BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay

Sasco - một doanh nghiệp có chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay Tân Sơn Nhất, vừa ghi nhận hoạt động thoái bớt vốn từ cổ đông chiến lược lâu năm. Hai cổ đông này đều có liên quan ông Johnathan Hạnh Nguyễn - chủ tịch Sasco.

Hai công ty nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn thoái bớt vốn tại chuỗi bán lẻ lớn nhất sân bay

Vinpearl 'bắt tay' cùng 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Liên bang Nga

Vinpearl đã ký kết Biên bản ghi nhớ với 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Nga là Anex Tourism Russia, FUN & SUN, One Click Travel và Coral Travel.

Vinpearl 'bắt tay' cùng 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Liên bang Nga

Du lịch hè cẩn thận đặt 4 sao, đến nơi khách sạn không ra sao

Tình trạng khách sạn quảng cáo hạng sao sai lệch đang ngày càng phổ biến, khách du lịch cần tỉnh táo khi đặt phòng để tránh bị lừa.

Du lịch hè cẩn thận đặt 4 sao, đến nơi khách sạn không ra sao
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar