03/08/2016 11:55 GMT+7

Kiểm lâm đủ mạnh mới giữ được rừng

TRƯƠNG TRANG (KỸ SƯ LÂM NGHIỆP)
TRƯƠNG TRANG (KỸ SƯ LÂM NGHIỆP)

TTO - Để có được một thay đổi mạnh mẽ trong công cuộc bảo vệ rừng, trước mắt cần một khung thể chế mạnh mẽ để tăng cường sức mạnh cho kiểm lâm - đơn vị thực thi pháp luật lâm nghiệp.

Lực lượng kiểm lâm Lâm Đồng kiểm tra gỗ lậu trong chuyên án của Bộ Công an - Ảnh: S.BÌNH

Vừa qua, chúng ta nhìn thấy quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ trong việc ngăn chặn nạn phá rừng tại Tây nguyên, vốn đã mất hơn triệu hecta rừng tự nhiên trong vòng chục năm qua.

Phát biểu tại phiên thảo luận về chương trình xây dựng các dự án luật của Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, ông Nguyễn Duy Hữu, đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, cũng đã nói: “Thực tiễn ở Tây nguyên cho thấy nếu chúng ta không làm nhanh thì không còn Tây nguyên nữa”.

Câu hỏi đặt ra là vì lý do gì chúng ta không giữ được rừng?

“Đây là giải pháp thể chế căn cơ nhất để cứu lấy những cánh rừng đang dần mất đi hoặc đang bị suy thoái trầm trọng. Chúng tôi hi vọng các vị đại biểu Quốc hội ủng hộ cho ý tưởng này và sớm ban hành Luật lâm nghiệp phù hợp với bối cảnh thực tế hiện nay của Việt Nam"
TRƯƠNG TRANG (KỸ SƯ LÂM NGHIỆP)

Thực tế cho thấy công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay là theo kiểu “cha chung không ai khóc”.

Mặc dù nhiều văn bản pháp luật quy định rất rõ trách nhiệm của chủ rừng, của chính quyền địa phương, của cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp (sở nông nghiệp và phát triển nông thôn) và cơ quan kiểm lâm (vừa làm nhiệm vụ thực thi pháp luật lâm nghiệp vừa tham mưu cho sở nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý nhà nước chuyên ngành), nhưng nếu xảy ra các vụ phá rừng thì gần như tất cả tội lỗi đều đổ trên đầu cơ quan kiểm lâm.

Xét về vai trò và trách nhiệm của cơ quan kiểm lâm như thể chế hiện nay thì rất khó để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng, bởi lẽ một tổ chức thực thi luật pháp lâm nghiệp lại trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (một tổ chức hành chính thuần túy) là khiên cưỡng.

Giả sử có một vụ phá rừng xảy ra tại một chủ rừng là các ban quản lý rừng (trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn), liệu chi cục kiểm lâm có đủ quyền để xử lý nghiêm minh chủ rừng này mà không bị can thiệp của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (cấp trên của chủ rừng và cũng là cấp trên của chi cục kiểm lâm)?

Đó là chưa kể cho đến nay quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ rừng về các hành vi vi phạm trong quản lý bảo vệ rừng không được quy định tại nghị định 157/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng.

Vì thế, cần có một thể chế đủ mạnh, ví dụ như các chi cục kiểm lâm trực thuộc UBND tỉnh (như trước đây đã từng), hoặc trực thuộc ngành dọc là Cục Kiểm lâm để khỏi bị ràng buộc với cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành tại địa phương.

Điều này có nghĩa là cơ quan kiểm lâm chỉ làm công tác thực thi pháp luật, còn chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp phải xác định rõ là sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và chính quyền địa phương như hiện nay, chức năng quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học thuộc về sở tài nguyên và môi trường.

Mặt khác, cần tăng khung hình phạt cho các tội danh phá hoại rừng, khai thác rừng, khai thác động vật rừng trái phép cũng như trao quyền mạnh mẽ cho lực lượng kiểm lâm để thực hiện tố tụng.

Thời gian qua, đã có rất nhiều kiến nghị với nội dung như đã đề cập ở trên tại các hội nghị, hội thảo về quản lý tài nguyên rừng, nhưng vẫn không tìm ra được các giải pháp tích cực để tăng cường vai trò cơ quan kiểm lâm.

Do vậy, với dự án xây dựng dự án Luật lâm nghiệp hiện nay, cần kết cấu hai chương quan trọng, đó là: Tổ chức thể chế kiểm lâm (hoặc cảnh sát lâm nghiệp), trong đó quy định rõ cơ cấu tổ chức kiểm lâm trung ương và các cấp ở địa phương, thay vì được quy định tại các văn bản dưới luật như hiện nay nên không tạo tính ổn định và thống nhất; và Bảo tồn đa dạng sinh học rừng để xác định rạch ròi trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học giữa ngành tài nguyên và môi trường với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Đây là giải pháp thể chế căn cơ nhất để cứu lấy những cánh rừng đang dần mất đi.

TRƯƠNG TRANG (KỸ SƯ LÂM NGHIỆP)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar