30/09/2019 12:46 GMT+7

Kiểm điểm trách nhiệm, xử lý sai phạm tại ĐH Luật TP.HCM trước ngày 30-11

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Trong tổ chức, quản lý của Trường ĐH Luật TP.HCM còn thiếu sót, việc xử lý nội bộ còn lúng túng dẫn đến dư luận phức tạp, đơn thư kéo dài và tiềm ẩn bất ổn… Trường phải kiểm điểm trách nhiệm, xử lý sai phạm trước ngày 30-11.

Kiểm điểm trách nhiệm, xử lý sai phạm tại ĐH Luật TP.HCM trước ngày 30-11 - Ảnh 1.

Trường ĐH Luật TP.HCM tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2019-2020 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Đó là một trong những nội dung nêu trong kết luận thanh tra hành chính Trường ĐH Luật TP.HCM vừa được Thanh tra Bộ GD-ĐT công bố.

Trước đó, Thanh tra Bộ GD-ĐT tiến hành thanh tra đột xuất Trường ĐH Luật TP.HCM sau khi bộ nhận được một số đơn thư tố cáo của cán bộ, giảng viên nhà trường.

Nội dung thanh tra tập trung vào công tác tổ chức cán bộ, quản lý đào tạo, tài chính và việc thực hiện kết luận giải quyết kết luận tố cáo của Bộ GD-ĐT trước đây.

Trường nợ dây dưa nhiều năm hơn 29 tỉ đồng

Sau đợt thanh tra, Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết có rất nhiều nội dung tố cáo liên quan đến lãnh đạo nhà trường là sai, nhưng cũng đã chỉ ra các thiếu sót, sai phạm của nhà trường ở nhiều nội dung.

Về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng hợp đồng lao động của các đơn vị thuộc và trực thuộc trường chưa đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch, quy trình thực hiện chưa đầy đủ...; bốn hồ sơ viên chức xét tuyển đặc cách không đủ điều kiện theo quy định.

Về việc thu, chi và quản lý, sử dụng tiền học phí, tiền học lại của hệ vừa làm vừa học… quy chế chi tiêu nội bộ của trường chưa chi tiết hóa các nội dung và mức chi. Việc trường hoạch toán chưa đầy đủ, kịp thời hơn 29 tỉ đồng tiền học phí học lại hệ vừa làm vừa học, học bổ sung hoàn thiện kiến thức đã thu và sử dụng số tiền trên từ năm 2014-2017 vào từng năm tài chính là chưa phù hợp.

Trường chưa thực hiện dứt điểm các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đối với các khoản công nợ dây dưa nhiều năm đối với số tiền hơn 29 tỉ đồng; chứng từ chi cho quản lý chung là hơn 3,4 tỉ đồng chưa đầy đủ rõ ràng, chưa đảm bảo cơ sở quyết toán.

"Công tác quản lý quỹ tiền mặt chưa chặt chẽ, chưa kiểm kê, đối chiếu thường xuyên giữa kế toán quỹ tiền mặt và thủ quỹ. Việc bà Mai Quốc Thu Trang (thủ quỹ nhà trường - PV) sử dụng tài khoản cá nhân để nhận tiền từ các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dẫn đến nguy cơ mất an toàn quỹ và dư luận không tốt", kết luận nêu rõ.

Thanh tra Bộ GD-ĐT đề nghị nhà trường rà soát, đối chiếu sổ phụ do ngân hàng cung cấp, xác minh số lãi phát sinh từ số tiền do các đơn vị, cá nhân gửi vào tài khoản cá nhân bà Mai Quốc Thu Trang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để thu hồi, nộp vào quỹ trường.

Rà soát chứng từ các khoản chi hơn 25,5 tỉ đồng

Thanh tra Bộ GD-ĐT kiến nghị nhà trường rà soát toàn bộ hồ sơ quy hoạch, xem xét lại các trường hợp bổ nhiệm, tuyển dụng có nêu tên trong kết luận để thực hiện đúng quy định. Sớm kiện toàn hội đồng trường và hoàn thiện quy chế tổ chức hoạt động theo Luật giáo dục đại học.

Đối với công tác tài chính, yêu cầu trường thực hiện nghiêm kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, xử lý dứt điểm các khoản công nợ tồn đọng từ nhiều năm trước, nhất là các khoản tạm ứng; rà soát lại chứng từ các khoản chi hơn 24,1 tỉ đồng cho hoạt động chuyên môn và hơn 1,4 tỉ đồng cho các hoạt động chung khác để quyết toán; rà soát các khoản chi hơn 3,4 tỉ đồng để bổ sung chứng từ hợp pháp, trường hợp không bổ sung được thì thu hồi, nộp ngân sách nhà nước.

Đồng thời, trường phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, xử lý theo thẩm quyền đối với các đơn vị, cá nhân có liên quan để xảy ra các sai phạm và báo cáo việc thực hiện kết luận thanh tra về Bộ GD-ĐT trước ngày 30-11.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu nhà trường chấm dứt liên kết đào tạo khi chưa được bộ cho phép, đặt lớp tại địa điểm không đúng quy định; tổ chức tuyển sinh, đào tạo để cấp bằng ĐH thứ hai hệ vừa làm vừa học khi chưa được phép của bộ và báo cáo Vụ Giáo dục ĐH trước ngày 30-11.

Thanh tra đột xuất ĐH Luật TP.HCM và ĐH Điện lực

TTO - Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo đã ký quyết định thanh tra đột xuất Trường ĐH Luật TP.HCM, đồng thời bắt đầu thanh tra ĐH Điện lực.

TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Đại biểu Quốc hội: Cha mẹ khá giả tự nguyện từ chối hỗ trợ, miễn học phí, được không?

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần có cơ chế cho phép phụ huynh tự nguyện không nhận chính sách hỗ trợ, miễn học phí.

Đại biểu Quốc hội: Cha mẹ khá giả tự nguyện từ chối hỗ trợ, miễn học phí, được không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar