14/03/2023 14:12 GMT+7

Kịch tính giải ‘đua xe F1’ chạy bằng machine learning của sinh viên

10 chiếc xe tự hành chạy bằng công nghệ machine learning của sinh viên cạnh tranh từng điểm phần trăm giây để trở thành quán quân.

Kịch tính giải ‘đua xe F1’ chạy bằng machine learning của sinh viên - Ảnh 1.

Thử thách cho các chiếc xe tự hành chạy bằng machine learning là những đoạn đường cong liên tiếp - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Hơn 100 sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng lớn tham gia trận chung kết giải đua xe AWS DeepRacer League - xe tự hành chạy bằng công nghệ machine learning (học máy), được tổ chức tại Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng.

Đây là hoạt động nằm trong dự án "Thúc đẩy hợp tác trường đại học - doanh nghiệp thông qua đổi mới và công nghệ" (BUILD-IT) của Cơ quan Hợp tác quốc tế Mỹ (USAID).

Tối ưu công nghệ machine learning cho mô hình xe đua 

10 "tay đua" vào vòng chung kết sẽ phải tự thiết kế mô hình điều khiển xe dựa trên các phần cứng đã có sẵn. Mô hình sẽ phải tận dụng được hệ thống camera, cảm biến để dễ dàng điều hướng đường đi và đạt được vận tốc cao nhất.

Mỗi thí sinh sẽ lần lượt cho xe chạy trên đường đua mô phỏng như ở sân chơi F1. Ban giám khảo sẽ so sánh kết quả dựa trên thời gian ngắn nhất hoàn thành một vòng đua của từng "tay đua".

Lê Văn Tâm - sinh viên năm 3, khoa công nghệ thông tin, Trường đại học Lạc Hồng - chia sẻ bạn đã phải mất nhiều thời gian để tối ưu công nghệ machine learning cho mô hình xe đua của mình.

Tâm viết một thuật toán cho xe "tự học" cách chạy trên đoạn đường đua bằng chính những trải nghiệm của xe. Mỗi khi học chạy đúng làn đường và đúng tốc độ, xe sẽ được "điểm thưởng", ngược lại xe sẽ bị trừ điểm.

Kịch tính giải ‘đua xe F1’ chạy bằng machine learning của sinh viên - Ảnh 2.

Chiếc xe chạy theo mô hình của Lê Văn Tâm giữ được độ cân bằng và ổn định cao - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Cứ thế sau 25 giờ huấn luyện, xe của Tâm có thể tự luyện trơn tru và tìm ra được cách di chuyển hợp lý nhất trong từng đoạn đường trong suốt chặng đua. Kết quả, xe về hạng 2 chung cuộc với thời gian hoàn thành một vòng đua nhanh nhất là 11,938 giây.

Nhanh hơn chỉ vài phần trăm giây, Nguyễn Đăng Khoa - sinh viên khoa kỹ thuật giao thông, Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) - giành ngôi vị quán quân đua xe machine learning với thời gian hoàn thành vòng đua là 11,540 giây.

Mô hình xe của Nguyễn Đăng Khoa được ban giám khảo và khán giả đánh giá là có những cú ôm cua "gọn" và "đẹp" nhất. 

Nhờ vậy, Khoa tối ưu được thời gian "chết" khi phải cho đặt xe trở lại đường đua nếu xe đi lệch vòng thi đấu.

"Mình dạy cho mô hình xe có thể tính toán các góc ôm cua để xe tự chọn ra được những góc cua cân bằng nhất, đặc biệt là những đoạn cua liên tiếp", Khoa nói.

Kịch tính giải ‘đua xe F1’ chạy bằng machine learning của sinh viên - Ảnh 3.

Nguyễn Đăng Khoa (bìa phải) tập trung trong trận thi đấu - Ảnh: TRỌNG NHÂN

"Tay đua" tiềm năng sẽ tranh tài với thế giới

Trong khi đó, "tay đua" Tô Thanh Phong - sinh viên khoa công nghệ thông tin, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - cho rằng một trong những thách thức khác mà các bạn phải đối mặt là cho xe di chuyển với tốc độ phù hợp nhất.

Trên đường bằng, xe phải tăng hết tốc lực, ngược lại đến đoạn cua phải giảm tốc sao cho "mượt" nhất. Nếu không, xe không chỉ trật hướng mà còn "đâm sầm" vào vách đường đua.

Sau chung kết AWS DeepRacer League tại Việt Nam, ban tổ chức sẽ tiếp tục tìm kiếm những "tay đua" tiềm năng để tham gia tranh tài trong cuộc thi với các đại diện khác đến từ những nước hàng đầu thế giới, dự kiến sẽ diễn ra tại Mỹ trong năm nay.

Kịch tính giải ‘đua xe F1’ chạy bằng machine learning của sinh viên - Ảnh 4.

Không ít lần các xe F1 chệch hướng và được bộ phận hỗ trợ đưa trở lại vào đường đua. Khoảng thời gian "chết" này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian hoàn thành vòng đua của thí sinh - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Kịch tính giải ‘đua xe F1’ chạy bằng machine learning của sinh viên - Ảnh 5.

Phạm Thị Thảo Nguyên - "tay đua" nữ từ Trường đại học FPT - giành giải 3 chung cuộc với thời gian hoàn thành vòng đua 12,164 giây - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Kịch tính giải ‘đua xe F1’ chạy bằng machine learning của sinh viên - Ảnh 6.

Một chiếc xe đua băng qua vạch về đích. Hệ thống camera trên sân đấu sẽ ghi nhận thời gian hoàn thành từng vòng của xe - Ảnh: TRỌNG NHÂN

7 năm qua, dự án BUILD-IT của Cơ quan Hợp tác quốc tế Mỹ (USAID) tận dụng các đối tác chính phủ, ngành công nghiệp và học thuật đa dạng để liên kết trực tiếp giáo dục đại học với nhu cầu của khu vực tư nhân tại Việt Nam.

Dự án xây dựng các kỹ năng lãnh đạo chiến lược để giúp các nhà lãnh đạo trường đại học, thúc đẩy tự chủ của trường đại học, nâng cao chất lượng chương trình và giảng dạy ở Việt Nam.

BUILD-IT cũng hỗ trợ phụ nữ tham gia vào các chương trình công nghệ và kỹ thuật thông qua các diễn đàn lãnh đạo, sáng kiến học thuật và học bổng.

Xe tiết kiệm nhiên liệu của sinh viên Việt dự cuộc đua toàn cầu

TTO - Đội LH-EST thuộc ĐH Lạc Hồng (tỉnh Đồng Nai) trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự đường đua danh tiếng ở London (Anh) vào tháng 7.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo lịch chung của bộ, 8h ngày 16-7 sẽ công bố điểm thi.

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Phụ huynh ở phường Thành Nhất (tỉnh Đắk Lắk) phản ánh con trai bị cô giáo dạy thêm đánh bầm mông vì làm sai bài tập, công an đang xác minh vụ việc.

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Khi con thi trượt

Khi bị trượt tốt nghiệp THPT; hay ước mơ vào đại học, cao đẳng 'tan thành mây khói', thường tâm lý chung của các thí sinh là sẽ rất buồn chán.

Khi con thi trượt

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Năm nay, chỉ có 9 trong số trên 100 trường THPT công lập tại Hà Nội có mức điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên (điểm trung bình môn là 8 trở lên).

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Năm 2025, Học viện Chính trị Công an nhân dân xét tuyển 100 học viên nhưng có tới gần 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào học viện.

Một trường công an có tỉ lệ trung bình 1 'chọi' gần 89

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên

Được ghi nhận là khối ngành đón rất nhiều Thủ khoa DTU qua các năm với điểm số trung bình luôn trên 9 điểm/môn, khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn của Đại học (ĐH) Duy Tân đã có rất nhiều bứt phá trong hơn 5 năm trở lại đây.

Khối ngành Ngôn ngữ & Xã hội nhân văn DTU với nhiều thí sinh điểm cao và Giải thưởng Sinh viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar