07/01/2008 03:03 GMT+7

Kịch thơ: những lời tâm huyết không phai

PHẠM THỊ CAM (Tân Bình, TP.HCM)
PHẠM THỊ CAM (Tân Bình, TP.HCM)

TT - Đọc bài "Dân ta phải biết sử ta" trên báo Tuổi Trẻ ngày 28-12-2007, tôi có đôi điều trăn trở về vấn đề học sử của chúng ta, nhất là với các em học sinh: kịch thơ, một môn nghệ thuật lâu nay ít thấy đề cập.

Phóng to
Kiều Loan - một trong những vở kịch thơ hiếm hoi được đưa lên sân khấu gần đây - Ảnh: Hồng Sơn
TT - Đọc bài "Dân ta phải biết sử ta" trên báo Tuổi Trẻ ngày 28-12-2007, tôi có đôi điều trăn trở về vấn đề học sử của chúng ta, nhất là với các em học sinh: kịch thơ, một môn nghệ thuật lâu nay ít thấy đề cập.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Tôi nhớ rất rõ hồi còn học lớp nhất (bậc tiểu học), thầy tôi đã tập cho học sinh diễn các kịch thơ: Vết lông ngỗng, Sơn Tinh - Thủy Tinh hay Trên dòng sông Hát. Rồi lên cấp II (thời kháng chiến chống Pháp ở Tam Kỳ, Quảng Nam), trong những buổi văn nghệ trường tổ chức, chúng tôi sưu tầm những vở kịch thơ: Hận Thiên Trường, Hội thề Lũng Nhai, Quang Trung... để diễn. Lời thơ hùng tráng, bi ai, thắm thiết được thể hiện một cách sống động, khắc sâu vào tâm trí chúng tôi không bao giờ xóa mờ, cho dù nửa thế kỷ đã trôi qua.

Tôi nhớ vở Trên dòng sông Hát, khi tận đường, đến khúc sông Hát, Trưng Trắc đã giãi bày tâm huyết:

Ta quyết đem thân yếu báo đền nhà nợ nước/ Nào có phải tài ba thao lược chi hơn ai/ Tiếng muôn dân than thở lọt vào tai/ Ai mà không xót, không thương cho nòi giống/ Hỡi Nam Việt với núi dài sông rộng.../...Những mong ước cho muôn dân mát mặt/ Sống yên vui không cường tặc quấy rầy/ Không tìm ngà gởi xác trong rừng sâu/ Không mò ngọc chôn mình trong bụng cá!....

Hay vở Hận Thiên Trường với màn hai, sau khi dùng mỹ nhân dụ Trần Bình Trọng hàng không được, Thoát Hoan đã tự cầm rượu mời; nhưng họ Trần gạt đổ và quát: Rượu thơm ta không nhắp, ghế giặc ta chẳng ngồi/ Ta thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc. Khí khái truyền cảm của vở kịch thơ đi sâu vào lòng người!

Vở Quang Trung, lời than của Tôn Sĩ Nghị trước khi chết đến giờ tôi vẫn còn nhớ: "...Đây Đống Đa đất Việt là mồ chôn 10 vạn quân Tàu. Đau đớn lắm, thân ta phải chôn vùi trên đất Việt và làm đồ bón cỏ cho cây Nam...Trước khi chết ta phục khen anh hùng Nguyễn Huệ...".

Đó, những hình ảnh ấy, những lời lẽ ấy mới đưa sử đi vào lòng người một cách sinh động, sâu sắc, chứ bắt học sinh phải thuộc lòng ngày tháng năm vua lên ngôi hay ngày thành lập tổ chức này nọ quả là không cởi mở, quá nhồi nhét. Vậy mạo muội có chút đề nghị cùng ngành giáo dục, văn hóa thông tin, truyền hình, các văn nhân thi sĩ hãy vì truyền thống của dân tộc mà phát huy bộ môn kịch thơ này cho học sinh, cộng đồng, dân chúng nhớ lịch sử nước nhà sâu đậm hơn, tâm huyết hơn.

PHẠM THỊ CAM (Tân Bình, TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar