25/11/2015 10:10 GMT+7

Nga sẽ đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ ra sao sau vụ bắn rơi Su-24?

HIẾU TRUNG
HIẾU TRUNG

TTO - Dư luận và truyền thông quốc tế đang hồi hộp chờ đợi xem Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ như thế nào sau vụ không quân Thổ bắn rơi máy bay chiến đấu Nga gần biên giới Syria.

Máy bay Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn cháy - Ảnh: Reuters

Các nhà phân tích quốc tế tỏ ra khá mâu thuẫn nhau khi dự báo phản ứng của ông Putin. Trên blog cá nhân, giáo sư Mark Galeotti thuộc Trung tâm Vấn đề toàn cầu (CGA) của ĐH New York nhận định ông Putin không muốn mở một cuộc chiến ngoại giao mới khi vấn đề Ukraine đang bế tắc trong khi Nga còn tiếp tục chiến dịch can thiệp quân sự ở Syria.

“Nga đang chật vật với hàng loạt biện pháp cấm vận quốc tế” - giáo sư Galeotti nhấn mạnh. Nếu Nga dùng những biện pháp quân sự mạnh tay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cầu viện sự giúp đỡ của NATO.

“Tôi cho rằng ông Putin sẽ không muốn bị kéo vào một cuộc chiến trả đũa có thể ảnh hưởng đến sức mạnh không quân của Nga. Vả lại chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn đang phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nga” - báo Washington Post dẫn lời giáo sư Daniel Drezner thuộc ĐH Tufts nhận định.

Vạch màu đỏ là đường bay của chiếc Su-24 theo công bố của Nga, trong khi vạch màu tím là đường bay xâm phạm không phận theo công bố của Thổ Nhĩ Kỳ - Đồ họa: NYT 

Trả đũa hình thức

Giáo sư Galeotti dự báo Nga sẽ thực hiện một số biện pháp trả đũa mang tính hình thức, ví dụ như cấm các hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ hạ cánh xuống sân bay Nga, thực hiện một số biện pháp cấm vận kinh tế quy mô nhỏ.

Hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã khuyến cáo công dân Nga không nên đến Thổ Nhĩ Kỳ và một số hãng du lịch Nga hủy bán tour sang nước này.

“Nga sẽ hi vọng Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện một động thái lùi bước. Khi đó ông Putin sẽ nói rằng người Thổ đã mắc sai lầm nhưng họ thừa nhận sai lầm đó và chúng ta nên bỏ qua” - giáo sư Galeotti dự báo.

Báo International Business Insider dẫn lời chuyên gia Ian Bremmer, chủ tịch hãng Eurasia Group, cho rằng quan hệ kinh tế giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, từ du lịch, thương mại đến năng lượng là quá quan trọng, do đó chắc chắc ông Putin hay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ không đụng đến lĩnh vực này.

Hiện Thổ Nhĩ Kỳ là khách hàng mua khí đốt lớn thứ hai của Nga. Số du khách đến từ Nga chiếm 12% tổng du khách ở Thổ Nhĩ Kỳ trong năm ngoái.

Chuyên gia Bremmer cho rằng vì lý do này, Nga sẽ hưởng lợi nếu phản ứng một cách kiềm chế. Ngoài ra, ông Putin còn có nhiều mục tiêu địa chính trị quan trọng cần tính đến.

“Ông Putin sẽ không muốn đối đầu thêm với NATO vì ông ấy vừa đạt được bước tiến trong việc hàn gắn quan hệ với châu Âu, đặc biệt là Pháp. Thế cô lập của Mỹ và phương Tây đối với Nga đang dần dần được gỡ bỏ” - chuyên gia Bremmer cho biết.

Trước vụ bắn máy bay, Mỹ, Nga và Pháp đã thảo luận việc điều phối hoạt động quân sự ở Syria để lập liên minh chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Nguy cơ xung đột

Tuy nhiên, báo Business Insider dẫn lời nhà phân tích Boris Zilberman thuộc tổ chức Foundation for Defense of Democracies lo ngại Nga có thể sẽ mạnh tay trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ, có thể là bắn rơi một máy bay chiến đấu của nước này. Hành động đó sẽ khiến xung đột bùng lên.

Chuyên gia Bremmer cũng cho rằng việc cả ông Putin và ông Erdogan đều có cái tôi lớn sẽ là vấn đề gây đau đầu.

Chuyên gia Zilberman dự báo có thể Matxcơva sẽ tận dụng sự phụ thuộc của Thổ Nhĩ Kỳ vào khí đốt Nga để trả đũa Ankara, nhưng phương án này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chính lợi ích kinh tế của Nga. Một phương án khác là Nga sẽ cung cấp vũ khí cho lực lượng người Kurd ở Syria và Iraq.

Đến nay, Ankara vẫn lo ngại lực lượng người Kurd tại hai quốc gia này hoạt động mạnh, thổi bùng làn sóng ly khai của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ. Và Điện Kremlin hoàn toàn có thể ra lệnh cho không quân tập trung dội bom vào các vị trí của lực lượng đối lập người Turkmen (người Syria gốc Thổ) đang chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Theo giáo sư Galeotti, đây là cách rất nhiều khả năng Nga sẽ thực hiện.

Nhà phân tích Jonathan Schanzer của tổ chức Foundation for Defense of Democracies cho rằng rất khó để dự báo đòn trả đũa của Nga. Cần phải chờ đợi các tuyên bố mới của Điện Kremlin thì mới có thể đọc được ý đồ của ông Putin.

“Nhưng nếu Nga coi đây là hành vi thù địch thì một cuộc khủng hoảng có thể sẽ xảy ra” - ông Schanzer lo ngại.

Tin xấu đối với cuộc chiến chống IS

Các nhà quan sát lo ngại việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay Nga sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Sau vụ máy bay Nga bị đánh bom ở Ai Cập, không quân Nga đã bắt đầu tăng cường không kích các vị trí của IS và thông báo với Mỹ về các cuộc tấn công này. Pháp và Nga đang thảo luận khả năng lập liên minh toàn cầu chống IS.

Nhưng sau vụ việc hôm qua, nhiều khả năng Nga sẽ không hợp tác với lực lượng NATO ở Syria. Nga cũng có thể sẽ tăng cường chiến dịch không kích chống các nhóm nổi dậy được Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng.

CHIÊU VĂN

HIẾU TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng một lệnh ngừng bắn tạm thời chỉ được thực hiện khi nó tạo điều kiện cho việc thả các con tin bị Hamas bắt trước đó và đang giữ tại Dải Gaza.

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tạm thời ở Dải Gaza

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar