13/10/2017 09:14 GMT+7

Kịch bản nào khi "đội Barcelona" muốn tách ra khỏi Madrid?

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Giới quan sát cho rằng Thủ hiến Carles Puigdemont của vùng Catalonia, nơi có đội Barcelona lừng danh sẽ không nhượng bộ trước tối hậu thư của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy yêu cầu ông dẹp bỏ ý định tự trị với Madrid.

Kịch bản nào khi đội Barcelona muốn tách ra khỏi Madrid? - Ảnh 1.

Người dân Tây Ban Nha mừng quốc khánh ở Barcelona ngày 12-10 - Ảnh: Reuters

Người dân Tây Ban Nha mừng lễ quốc khánh 12-10 trong không khí căng thẳng của cuộc khủng hoảng chính trị mang tên Catalonia. 

Sau cuộc trưng cầu ý dân hồi đầu tháng, Thủ hiến Puigdemont ngày 10-10 ký vào tuyên bố độc lập của vùng Catalonia nhưng không triển khai ngay mà kêu gọi đàm phán với Madrid.

Tối hậu thư

Trong cuộc họp khẩn với nội các ngày 11-10, Thủ tướng Rajoy chỉ trích ông Puigdemont cố tình gây rối và đặt thời hạn cho Catalonia làm rõ kế hoạch đòi độc lập. 

Theo đó, ông Puigdemont có thời gian đến 10h ngày 16-10 để xác định có tuyên bố độc lập hay không và có thêm ba ngày nữa để cân nhắc từ bỏ ý định này trước khi Madrid hành động.

Nếu Catalonia quyết định đòi độc lập, chắc chắn Tây Ban Nha sẽ tiến hành các thủ tục đình chỉ quyền tự trị của vùng này theo điều 155 Hiến pháp Tây Ban Nha. 

Ông Rajoy cũng bác bỏ kêu gọi đàm phán độc lập với Catalonia dưới sự trung gian của bên thứ ba, tuy nhiên để ngỏ khả năng cân nhắc lại các vấn đề về quyền tự trị của Catalonia và chỉnh sửa hiến pháp.

Đe dọa của Madrid tiếp tục dồn sức ép lên nhà lãnh đạo Puigdemont sau nhiều ngày chịu áp lực từ bên ngoài lẫn nội bộ để giải bài toán về nguy cơ bị cô lập về kinh tế lẫn chính trị nếu tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha. 

"Ông Rajoy có hai mục tiêu: nếu ông Puigdemont tiếp tục mơ hồ, phong trào độc lập sẽ càng phân mảnh, còn nếu ông ấy vẫn cương quyết bảo vệ độc lập thì ông Rajoy có thể áp dụng điều 155" - Reuters dẫn lời nhà phân tích Antonio Barroso nhận định về tối hậu thư của Madrid.

Lối ra

Tuy việc kích hoạt Điều 155 sẽ dập tắt cơ hội tìm giải pháp trên bàn đàm phán, giới phân tích tin rằng Madrid nhiều khả năng sẽ tổ chức bầu cử sớm ở Catalonia để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng dù có thể đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. 

"Nếu không giải quyết vấn đề chính trị thì dù có ép buộc bầu cử, kết quả có thể trở lại như cũ bởi có khả năng các đảng ủng hộ độc lập sẽ lại chiếm đa số một lần nữa", tờ The Local của Tây Ban Nha dẫn lời luật sư Joan Vintró.

Tuy nhiên, có lẽ ông Puigdemont sẽ có chiến lược riêng. Tuyên bố lấp lửng của ông hôm 10-10 khiến người ta liên tưởng đến mô hình mà Slovenia đã sử dụng để giành độc lập những năm 1990, đó là kết hợp giữa tuyên bố độc lập và việc kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tham gia đàm phán. 

Theo đó, Slovenia trưng cầu ý dân ly khai khỏi Liên bang Nam Tư năm 1990 nhưng chỉ chính thức tuyên bố độc lập năm 1991. Sự thừa nhận của Cộng đồng kinh tế châu Âu sau đó có ý nghĩa rất lớn đối với nỗ lực đòi độc lập của Slovenia.

Cái khó của Catalonia là Madrid cương quyết bác bỏ đàm phán trong khi EU đến nay vẫn coi đây là một "vấn đề nội bộ" của Tây Ban Nha. Đó là lý do khiến một số chuyên gia nhận định đây chỉ là giải pháp câu giờ cho Catalonia.

Trong khi đó, chuyên gia Leonid Bershidsky của Bloomberg đưa ra một lời giải khác, nhìn từ thỏa thuận của tỉnh tự trị Nam Tyrol với nước Ý. 

Vùng tự trị Nam Tyrol nằm ở phía bắc của Ý có ngôn ngữ chính là tiếng Đức và được chia cho Rome sau Thế chiến thứ nhất. 

Theo thỏa thuận của Nam Tyrol và Ý, chính quyền tỉnh này có quyền lớn hơn trong các lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, y tế công, phúc lợi... 

Nhân sự trong chính quyền và các lĩnh vực công, trừ quân đội và cảnh sát, thể hiện sự đa dạng sắc tộc của Nam Tyrol. Ngoài ra, Rome cũng hào phóng để tỉnh này giữ lại 90% các loại thuế như thuế thu nhập và 70% thuế giá trị gia tăng.

Theo ông Bershidsky, phương án này giải quyết được bức xúc của Catalonia về việc văn hóa của họ không được tôn trọng, trong khi giúp Madrid xóa bỏ chỉ trích đang bòn thuế của khu vực giàu có này để nuôi các vùng nghèo khó khác của Tây Ban Nha.

Cần thiết đối thoại

CNN ngày 11-10 dẫn lời ông Puigdemont giải thích việc ông trì hoãn tuyên bố độc lập là vì ý thức trách nhiệm.

"Tôi không muốn tuyên bố độc lập, tôi muốn biến nó thành hiện thực" - ông nói và cho rằng đây là lúc cần thiết để đối thoại. Nhà lãnh đạo Catalonia khẳng định Madrid không có lý do để kích hoạt Điều 155.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

EU dọa tung gói trừng phạt thứ 18, quyết tăng sức ép lên ông Putin

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 16-5 tuyên bố sẽ 'gia tăng sức ép' cho đến khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng cho hòa bình.

EU dọa tung gói trừng phạt thứ 18, quyết tăng sức ép lên ông Putin

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc thí điểm chỉ bán nhà hoàn thiện để bảo vệ người mua và kiểm soát rủi ro trước tình trạng dự án bỏ hoang tràn lan.

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar