04/06/2020 08:00 GMT+7

Kịch bản 'dịch COVID-19 kết thúc sớm' là điều khó xảy ra?

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Nhiều kịch bản về dịch COVID-19 đã được các nhà chuyên môn hình dung, tuy nhiên kịch bản 'dịch kết thúc sớm' là điều khó xảy ra bởi còn nhiều điều ta chưa biết về virus SARS-CoV-2. Trang Huffington Post đã giới thiệu 5 kịch bản.

Kịch bản dịch COVID-19 kết thúc sớm là điều khó xảy ra? - Ảnh 1.

Thủ tướng Pháp Édouard Philippe công bố kế hoạch giai đoạn 2 chấm dứt phong tỏa - Ảnh: AFP

Ngày 28-5, Thủ tướng Pháp Édouard Philippe công bố kế hoạch chi tiết giai đoạn 2 chấm dứt phong tỏa do cường độ lây nhiễm của dịch COVID-19 đã giảm.

Dù vậy, ông lưu ý đừng tin dịch hoàn toàn chấm dứt, virus vẫn còn lây lan, do đó phải hết sức cảnh giác, duy trì các biện pháp giãn cách xã hội và xét nghiệm hàng loạt để kiểm soát ổ dịch.

Dịch nhanh chóng bị xóa bỏ

Cách tốt nhất là ngăn chặn hoàn toàn dịch lây lan để virus SARS-Cov-2 không còn lây nhiễm trên toàn cầu. Có hai giả thuyết được xem xét nhưng rất khó khả thi.

Giả thiết thứ nhất là dập dịch thành công như đã làm với hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003 nhờ xét nghiệm và cách ly đại trà. Song dịch COVID-19 lần này khác lần trước.

Như nhà dịch tễ học Benjamin Cowling ở Đại học Hong Kong lưu ý trên tạp chí Scientific American: hầu hết bệnh nhân bị SARS không lây nhiễm cho đến khi triệu chứng xuất hiện một tuần sau.

Trong khi đó, người nhiễm COVID-19 đã có thể lây nhiễm từ 48 giờ trước những ngày đầu xuất hiện triệu chứng. Chưa kể người không bộc lộ triệu chứng cũng có nguy cơ lây nhiễm. Do đó, rất khó tiêu diệt hoàn toàn COVID-19.

Kịch bản dịch COVID-19 kết thúc sớm là điều khó xảy ra? - Ảnh 2.

Trên tàu sân bay Charles de Gaulle (Pháp), 70% thủy thủ đã bị nhiễm COVID-19 - Ảnh: AFP

Không chắc sẽ có miễn dịch chéo

Giả thuyết thứ hai là có khi chúng ta đã miễn dịch với COVID-19 mà không biết. Một số nghiên cứu đã nói đến khả năng miễn dịch chéo. Cơ thể chúng ta học được cách chống lại các virus corona khác nên không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nữa.

Có bốn chủng virus gây bệnh cảm nhẹ chúng ta hay mắc phải trong mùa đông. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các tế bào T tham gia vào phản ứng miễn dịch của cơ thể đã kích hoạt chống lại SARS-CoV-2 ở một số người giúp họ không nhiễm COVID-19.

Dù vậy, nếu nói phần lớn người được miễn dịch mà không biết thì đó chỉ là suy diễn. Các nghiên cứu về vấn đề này còn hạn chế và không chứng minh điều gì thuyết phục.

Ngoài ra, chúng ta cũng không biết phản ứng miễn dịch đã đủ mức độ bảo vệ hay không. Thực tế cho thấy trên tàu sân bay Charles de Gaulle (Pháp), 70% thủy thủ đã bị nhiễm.

Chờ dài cổ mới có văcxin

Đối với các giả thuyết khác, thật không may triển vọng còn khá xa vời. Đầu tiên là văcxin.

Liệu sẽ có một loại văcxin ngăn ngừa COVID-19 hiệu quả hay không? Câu trả lời vẫn còn ở phía trước vì nghiên cứu văcxin còn kéo dài nhiều tháng nữa, đặc biệt cho đến nay chúng ta chưa từng bào chế thành công văcxin ngừa virus corona.

Vì vậy cần duy trì một số biện pháp bảo vệ (hoặc sẽ kích hoạt thực hiện trở lại các biện pháp bảo vệ khi cần thiết) và duy trì cảnh giác tối thiểu trong nhiều tháng nữa.

Kịch bản dịch COVID-19 kết thúc sớm là điều khó xảy ra? - Ảnh 3.

Chờ văcxin ngừa COVID-19 còn lâu. Trong ảnh: lọ chứa kết quả thử nghiệm văcxin COVID-19 của Trung tâm Nghiên cứu động vật linh trưởng quốc gia ở tỉnh Saraburi (Thái Lan) hôm 23-5 - Ảnh: AP

Quá khó để đạt tỉ lệ miễn dịch tập thể

Về lý thuyết, khi không có văcxin, virus SARS-CoV-2 vẫn có thể tự hủy diệt khi một bộ phận người dân đạt được khả năng miễn dịch. Tình trạng này được gọi là "miễn dịch cộng đồng". Điều này chỉ có thể xảy ra nếu ít nhất 70% dân số nhiễm COVID-19.

Tóm lại, phải có đủ số người được miễn dịch để người bị nhiễm mới chỉ tiếp xúc được với những người không thể lây nhiễm, từ đó virus không thể lây lan.

Một số quốc gia đã nhắm đến chiến lược này nhưng không thành công như nước Anh đã thối lui khi các bệnh viện tràn ngập người nhiễm COVID-19 hoặc Thụy Điển cũng nhìn nhận số người chết vì COVID-19 cao hơn dự tính.

Để đạt được miễn dịch cộng đồng, phải có một bộ phận đáng kể dân số bị nhiễm (rồi khỏi bệnh). Hiện nay, mục tiêu này còn xa đồng thời muốn đạt đến mục tiêu này phải chấp nhận trả giá bằng tỉ lệ tử vong đáng kể.

Chưa kể khi để cho virus tự do hoành hành, dịch lan cực kỳ nhanh và hệ thống bệnh viện trở nên quá tải khiến tỉ lệ tử vong dễ tăng cao hơn.

Trong khi đó, chúng ta chưa biết nhiều về khả năng miễn dịch do virus SARS-CoV-2 tạo ra. Một bệnh nhân khỏi bệnh có miễn dịch hay không? Thời gian miễn dịch bao lâu? Người này được bảo vệ hoàn toàn hay chỉ tránh được các hình thức bệnh nặng?

Nói chung trong bất kỳ trường hợp nào, một tác nhân lây nhiễm chắc chắn sẽ gây rủi ro.

Kịch bản dịch COVID-19 kết thúc sớm là điều khó xảy ra? - Ảnh 4.

Chúng ta cần học cách sống chung với virus. Trong ảnh: một phụ nữ gắn thêm tên người tử vong do COVID-19 bên ngoài nghĩa trang Green-Wood ở khu Brooklyn (New York) hôm 27-5 - Ảnh: REUTERS

Học sống chung với virus

Cũng có thể không có giải thiết nào như trên xảy ra, vì vậy theo trang web HuffPost, chúng ta phải học cách sống chung với virus SARS-CoV-2.

Virus có thể giảm tùy theo mùa, mùa hè hoạt động kém hơn nhưng rồi sẽ quay lại vào mùa thu hoặc mùa đông. COVID-19 sẽ trở thành bệnh thông thường theo mùa như cúm hoặc các loại virus corona khác gây cảm cúm.

Tạp chí Scientific American nhắc lại đây là những gì xảy ra với đại dịch cúm Tây Ban Nha (chủng H1N1) năm 1918, đại dịch lớn nhất thế kỷ 20 đã giết chết hơn 50 triệu người.

Sau ba đợt gây ra phần lớn số ca tử vong trong hai năm, virus tiếp tục lây nhiễm nhưng với hậu quả ít nghiêm trọng hơn trong 40 năm. Rồi đến đại dịch của một chủng cúm khác (H2N2) xảy ra năm 1957 gần như xóa sạch chủng virus cúm năm 1918. Và không ai biết tại sao!

Cố vấn WHO: Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore chống dịch rất tốt

TTO - Cố vấn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá các nước châu Á đã làm rất tốt trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 như nâng cao năng lực các bệnh viện, truy dấu và cách ly các bệnh nhân…

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh nội dung văn bản có từ ‘không có dấu hiệu hình sự’ thành ‘chưa phát hiện sai phạm phải chuyển cơ quan điều tra’.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’: Sở Y tế Đồng Nai xin điều chỉnh câu chữ

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19

Chính phủ Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 và nước rửa tay sát khuẩn, đồng thời cảnh báo các nhà cung cấp không nên tăng giá và tích trữ sản phẩm.

Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục làm rõ vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục làm rõ các vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng.

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục làm rõ vi phạm tại công ty mỹ phẩm liên quan đến chồng Đoàn Di Băng

Đang rà soát ‘quảng cáo lố’ sản phẩm giảm cân của Ngân 98

Ngày 23-5, ông Chu Quốc Thịnh, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho hay đơn vị này đang rà soát nội dung quảng cáo nghi ngờ có vi phạm của Ngân 98 khi giới thiệu sản phẩm giảm cân.

Đang rà soát ‘quảng cáo lố’ sản phẩm giảm cân của Ngân 98

Bị đâm thủng bụng phải vào nằm viện lại tiếp tục bị hành hung

Đang nằm viện vì bị đâm thủng bụng, anh P. tiếp tục bị một người đàn ông hành hung.

Bị đâm thủng bụng phải vào nằm viện lại tiếp tục bị hành hung

Sữa tươi Meadow Fresh khoác diện mạo mới

Mang đậm dấu ấn ngành sữa New Zealand, Meadow Fresh - sữa tươi nguyên chất nhập khẩu trực tiếp từ New Zealand vừa ra mắt nhận diện mới cho dòng 200ml tiện lợi cho người dùng

Sữa tươi Meadow Fresh khoác diện mạo mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar