21/08/2023 13:57 GMT+7

Khủng hoảng kinh tế, trẻ con vẫn là 'tiểu yêu nuốt vàng' tại Trung Quốc

Dù phải thắt chặt chi tiêu do kinh tế tăng trưởng kém khả quan và tỉ lệ thanh niên có bằng đại học thất nghiệp tăng, phụ huynh Trung Quốc vẫn chi tiêu mạnh tay để đầu tư giáo dục cho con.

Trẻ em tại Trung Quốc được ví như "tiểu yêu nuốt vàng" - Ảnh: CNA

Trẻ em tại Trung Quốc được ví như "tiểu yêu nuốt vàng" - Ảnh: CNA

"Tiểu yêu nuốt vàng"

Cô Liu Ba sống tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc cho biết chi tiêu trong gia đình ngoài những khoản phí sinh hoạt, phần lớn còn lại là khoản đầu tư giáo dục cho con trai.

Trong tháng 7, gia đình Liu Ba đã chi 5.500 USD cho riêng cậu con trai 11 tuổi, gồm gần 3.500 USD cho chuyến đi học ngắn đến Nhật Bản, hơn 1.300 USD cho gia sư sau giờ học, và phần còn lại là cho chuyến cắm trại hè.

"Có lý do để mà gọi trẻ con là tiểu yêu nuốt vàng", cô Liu nói với SCMP.

"Chồng tôi và cả tôi không dám chi tiêu quá nhiều cho những khoản khác vì lương của chúng tôi trong nhiều năm qua không tăng. Nếu có thứ gì khiến chúng tôi chi mạnh tay thì chính là giáo dục của con", cô Liu nói thêm, hiện cô là nhân viên tại một công ty thương mại.

Trong nhiều năm qua Bắc Kinh đã có nhiều biện pháp hạn chế việc học sinh phải học thêm sau giờ học và cả trong bối cảnh phải thắt lưng buộc bụng vì kinh tế tăng trưởng chậm, người Trung Quốc vẫn rất mạnh tay khi chi tiêu cho giáo dục và có nhiều cách đối phó.

Họ gửi con tham gia các chuyến du học ngắn hạn, thuê gia sư tư bất hợp pháp, làm mọi thứ để giúp con mình có "lợi thế" tại trường học.

Các chuyến đi học tập thực tế dành cho học sinh là dịch vụ đang nở rộ tại Trung Quốc. Nhiều đoàn học sinh được đưa đến các "điểm học tập" nổi tiếng như Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh hay Bảo tàng Thiên văn học Thượng Hải.

Tiêu gì cũng giảm, nhưng không giảm chi giáo dục

Dịch vụ giáo dục trở thành khoản "đầu tư" lớn nhất trong các gia đình, trong bối cảnh người dân tránh né thị trường bất động sản đang bất ổn và thận trọng chi tiêu hơn cho các đồ dùng khác như xe hơi hay đồ đạc trong nhà.

Cô Luo, sống tại Thượng Hải, gửi con trai đang học tiểu học tới một dịch vụ chăm sóc trẻ mỗi ngày trong tuần trong suốt mùa hè. Các giáo viên ở đây sẽ giúp cậu bé chuẩn bị cho các bài học sắp tới ở trường khi cậu đi học trở lại.

"Sự cạnh tranh hiện nay rất khốc liệt. Có vẻ như mọi đứa trẻ khác đều đang học thêm, nên tôi không thể để con trai của mình ở nhà mà không làm gì trong suốt kỳ nghỉ được", cô Luo nói.

Cô Luo cũng còn một cô con gái đang học bậc trung học phổ thông. Cô cho biết đã chi hơn 34.000 USD chỉ riêng cho gia sư ngoài giờ học trong một năm cho hai con, chưa kể chi phí cho các hoạt động khác.

"Con càng lớn thì càng tốn nhiều hơn, vì giá tăng theo từng bậc học", cô Luo chia sẻ.

"Chúng tôi may mắn vì thu nhập không quá bị ảnh hưởng trong những năm qua, nhưng cũng sẽ không đầu tư vào con cái một cách quá mù quáng. Dù gì thì tiền cũng không dễ kiếm trong thời điểm này", cô Luo nói thêm, chồng cô đang điều hành một công ty xây dựng.

Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh là trường đại học danh giá bậc nhất Trung Quốc - Ảnh: HENRY WESTHEIM

Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh là trường đại học danh giá bậc nhất Trung Quốc - Ảnh: HENRY WESTHEIM

Cô Bian Lu, sở hữu một công ty giáo dục tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Chiết Giang, cho biết có một số trường hợp học sinh phải nghỉ ngang vì cha mẹ không còn khả năng kinh tế, nhưng sự ám ảnh truyền thống của phụ huynh Trung Quốc dành cho giáo dục vẫn không có nhiều thay đổi.

"Tôi không thấy xu hướng này ngừng lại vì các kiểm soát chặt chẽ của chính phủ với việc dạy thêm. Theo tôi quan sát, các gia đình thành thị rất có nhu cầu", cô Lu nói.

"Tầng lớp trung lưu Trung Quốc, bao gồm cả tôi, đã có được thu nhập và địa vị ngày hôm nay nhờ việc học tập. Vì vậy chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ vào giáo dục và hy vọng rằng điều tương tự cũng sẽ đến với thế hệ kế tiếp", cô Lu nói thêm.

Trung Quốc hiện đang chứng kiến khủng hoảng thất nghiệp của lứa tuổi 16-24, tỉ lệ này chạm mức cao kỷ lục 21,3% trong tháng 6. Trong tháng 8, Chính phủ Trung Quốc đã ra thông báo về việc sẽ ngừng cập nhật số liệu về tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên.

Theo nghiên cứu được xuất bản hồi tháng 4 của Viện Nghiên cứu dân số YuWa, Trung Quốc là một trong các quốc gia có chi phí nuôi con tốn kém nhất thế giới.

Cụ thể, chi phí nuôi dạy một đứa trẻ đến 18 tuổi tại đây cao gấp 6,9 lần GDP/người, gấp 2 lần chi phí nuôi dạy trẻ tại Đức và gấp 3 lần so với Pháp.

Bộ Giáo dục Mỹ điều tra nghi vấn Đại học Harvard ưu tiên tuyển 'con nhà giàu học giỏi'

Theo Hãng thông tấn AFP, ngày 26-7, Bộ Giáo dục Mỹ đã mở một cuộc điều tra về quyền công dân trong chính sách tuyển sinh của Đại học Harvard danh tiếng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar